This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Bí quyết giúp bạn sử dụng thành thục tiếng Anh công sở

Không ai có thể phủ nhận sự cần thiết của tiếng Anh trong sự nghiệp, bất kể bạn đang công tác ở lĩnh vực nào. Trước khi đăng kí và lựa chọn khóa học tiếng Anh phù hợp, hãy bỏ túi trước 4 cách giúp bạn cải thiện vốn tiếng Anh công sở của mình.

Bí quyết giúp bạn sử dụng thành thục tiếng Anh công sở

Tự tạo ra từ điển tiếng Anh chuyên ngành mỗi ngày

Bạn mất bao nhiêu thời gian mỗi ngày cho việc ngồi uống cà phê và trò chuyện cùng đồng nghiệp? Hãy thử thay những buổi họp mặt đó bằng 10-15 phút học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành.
Thời điểm thích hợp nhất cho việc này là sáng sớm. Bạn nên tạo cho mình một danh sách những nguồn tài liệu đáng tin cậy và đọc chúng mỗi ngày. Thông thường, những trang báo kinh tế, đời sống uy tín sẽ là các lựa chọn thích hợp bởi từ vựng, văn phong đa dạng và lượng tin tức cập nhật hàng giờ sẽ không khiến bạn cảm thấy chán.
Thời gian đầu, bạn dễ cảm thấy nản vì có quá nhiều từ vựng mới và khó. Tuy nhiên, đừng cố dịch hết tất cả. Bạn chỉ nên chọn những từ mình thường xuyên gặp phải khi làm việc mỗi ngày, viết lại chúng, đặt câu và ghi nhớ cách sử dụng.

Xem và theo dõi những kênh video liên quan đến chuyên ngành của bạn




Nếu muốn cải thiện kĩ năng giao tiếp, bạn nên thường xuyên xem các video về lĩnh vực của mình. Lúc đầu, bạn sẽ thấy khó khăn vì không bắt kịp nội dung nhưng nghe lâu dần, bạn sẽ quen với cách phát âm, chuẩn giọng và các từ vựng được sử dụng trong đó, việc nghe-hiểu sẽ không còn là vấn đề lớn nữa.

Xem các chương trình truyền hình thực tế

Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm ảnh hưởng của các chương trình truyền hình, đây là những lớp học cực kì thú vị dành cho những người bận rộn muốn học tiếng Anh đấy!

Các chương trình thực tế như Shark Tank sẽ cung cấp cho bạn một kho từ vựng chuyên ngành kinh tế hữu ích. Bên cạnh đó, bạn còn có thể hoàn thiện giọng phát âm của mình theo chuẩn giọng mình thích. Quan trọng hơn, chương trình giúp bạn học được cách thuyết trình bằng tiếng Anh –một kĩ năng cần thiết nơi công sở.

Tham gia những hoạt động giao lưu sử dụng tiếng Anh

Nếu không thể tìm được một người bản ngữ để cùng luyện tiếng Anh, hãy thử tham gia những hoạt động liên quan đến chuyên ngành và có sử dụng tiếng Anh. Những gì bạn cần là sự dạn dĩ và tự tin, đừng chỉ vì sợ mắc lỗi mà bỏ qua cơ hội làm quen và trò chuyện.

Những hoạt động này không chỉ giúp bạn luyện tập kĩ năng giao tiếp, cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, mà còn giúp bạn mở rộng các mối quan hệ có lợi cho chính công việc của mình.


Nguồn tham khảo: preply.com

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Bí quyết ôn thi môn Tiếng Anh Kỳ thi THPT quốc gia

Tiếng Anh là một trong những môn thi tốt nghiệp bắt buộc trong 6 môn thi vừa được Bộ GD&ĐT công bố. Để đạt được kết quả như mong muốn, đặc biệt vào thời điểm HS ôn tập gấp rút như hiện nay, thì việc có phương pháp và ôn tập đúng hướng là vô cùng quan trọng.

Bí quyết ôn thi môn Tiếng Anh Kỳ thi THPT quốc gia
Học sinh cuối cấp thảo luận về đề thi tham khảo môn Tiếng Anh. Ảnh: Hữu Cường

Nắm vững kiến thức cơ bản

Cô giáo Vương Thị Thu Trâm, GV Trường THPT Vĩnh Bình (Tiền Giang) cho biết: Để môn Tiếng Anh đạt kết quả cao, HS cần nắm vững các điểm văn phạm căn bản và cách làm bài thi trắc nghiệm. Đối với HS muốn xét điểm tốt nghiệp, các em cần chú ý cách phát âm đuôi -s và-ed, dấu nhấn đối với các từ có 2 âm tiết và 3 âm tiết, các điểm ngữ pháp cơ bản như rút gọn mệnh đề quan hệ, liên từ, mạo từ, giới từ, câu điều kiện, động từ nguyên mẫu hay V- ing (động từ thêm ing), các thì cơ bản.

Cách dùng từ loại như danh từ, động từ, tính từ…, đảo ngữ, câu so sánh, câu suy đoán, câu trực tiếp và câu gián tiếp, mệnh đề quan hệ. Đối với học sinh nguyện vọng đạt điểm cao để xét tuyển đại học cần phải có vốn từ vựng nhiều, cần học các collocations (cụm từ cố định), phrasal verb (cụm động từ), idiom (thành ngữ), reading (các bài đọc hiểu và điền từ).

Cấu trúc đề thi THPT quốc gia vẫn thường là 50 câu trắc nghiệm cho các phần như sau: Ngữ âm (5 câu); Từ vựng và Ngữ pháp (25 câu); Đọc hiểu (10 câu): 5 câu đọc và chọn câu trả lời về bài đọc; 5 câu chọn từ hoặc cụm từ để hoàn thành bài văn); Viết (10 câu): 5 câu chữa lỗi sai; 5 câu hoàn thành câu bằng một mệnh đề hay một cụm từ, hay chọn một câu hoàn chỉnh từ những từ cho sẵn, hay chọn câu gần nghĩa nhất với câu đã cho. HS nên đọc kỹ đề bài để có định hướng tốt cho phần làm bài.

Tiếng Anh là bộ môn với lượng kiến thức rất nhiều, với nhiều cấu trúc ngữ pháp, các trường hợp bất quy tắc và lượng từ vựng cũng vô cùng phong phú. Trong thời gian nước rút này, cô Trâm lưu ý học sinh nên học và ôn luyện từ vựng theo hướng đa dạng hóa chứ không nên tập trung vào một dạng bài hay một phần kiến thức. Việc học từ mới theo chủ đề song song với những từ mới liên quan đến dạng câu hỏi trong đề thi như từ đồng nghĩa, trái nghĩa sẽ giúp ích cho các em trong quá trình làm bài”, cô Trâm chia sẻ.

Nắm vững ở kỹ năng đọc hiểu

Cô Nguyễn Thị Thúy, GV Tiếng Anh, Trường THPT Minh Đạm (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết: Về cơ bản, cấu trúc đề thi Anh văn năm nay không có nhiều thay đổi. Việc cần làm của học sinh trước hết vẫn là nắm vững cấu trúc đề thi cũng như mức độ khó dễ của từng dạng bài để từ đó có kế hoạch ôn tập hợp lý.

Để ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh tốt và đạt kết quả cao, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản về ngữ pháp, từ vựng tập trung ở chương trình lớp 12 .

Trong môn Tiếng Anh, phần quan trọng nhất luôn là phần ngữ pháp. Để đạt điểm cao thì HS cần nắm vững kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng phân tích logic, kỹ năng đoán nghĩa của từ hoặc cụm từ qua ngữ cảnh. HS cần tìm các bài tập ngữ pháp từ các nguồn như sách, báo, Internet… để thực hành, bởi để học tốt được ngữ pháp thì các em cần phải luyện tập thật nhiều cho tới khi sử dụng nó một cách dễ dàng.

Với bài thi trắc nghiệm, phải học tốt tự luận mới làm tốt trắc nghiệm. Ưu thế của trắc nghiệm là không phải viết, vì thế tránh việc sơ suất lỗi chính tả, và không bao giờ bỏ trống bài thi. Khi làm bài thi thí sinh nên làm lần lượt từ trên xuống, không dừng lại quá lâu ở những câu khó mà hãy tạm thời bỏ qua để tránh tốn thời gian và gây mệt mỏi. Sau khi đã làm xong các câu vừa sức mới quay trở lại làm các câu chưa trả lời.

Phần kỹ năng đọc cũng nên làm sau vì phải hiểu cả đoạn văn mới làm tốt được, tuy nhiên nếu đọc kỹ thí sinh dễ đạt được điểm cao phần này.

Theo cô Nguyễn Thị Thúy, với đặc thù của môn Tiếng Anh, các em phải chú ý chia đều thời gian học và ôn dần dần. Môn Tiếng Anh đòi hỏi cả quá trình nên nếu để gần ngày thi mới học chắc chắn sẽ thất bại. Mỗi ngày học một số lượng cấu trúc và từ vựng vừa phải sẽ hiệu quả hơn so với việc học nhồi nhét. Các em cần liệt kê các nội dung cần ôn tập và lập kế hoạch cụ thể, đồng thời, tham khảo các tài liệu hướng dẫn ôn thi của Bộ GD&ĐT.
Lê Đăng

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Vứt bỏ áp lực, bạn sẽ học tiếng Anh dễ dàng hơn

Phan Nguyễn Văn Trường, cựu du học sinh nhận học bổng Trường ĐH quốc gia Singapore, cho biết: niềm đam mê khi tiếp nhận ngôn ngữ mới khiến anh thấy tiếng Anh thú vị. Khi vứt bỏ được áp lực, bạn sẽ thấy mọi thứ dễ dàng hơn.
 
Vứt bỏ áp lực, bạn sẽ học tiếng Anh dễ dàng hơn
Các bạn trẻ tự tin phát biểu, bày tỏ ý kiến bằng tiếng Anh trong một sự kiện diễn ra tại Trường ĐH Fulbright Việt Nam




Chị Lê Nguyệt Diễm, 32 tuổi, kinh doanh văn phòng phẩm, trú hẻm 283 Bông Sao, phường 5, quận 8, TP.HCM chưa quên được những quyển sách giáo khoa tiếng Anh thời đi học của mình chi chít những chữ viết bằng bút chì cách phiên âm những từ mới sang tiếng Việt cho dễ nhớ. “Tôi phát âm tiếng Anh không tốt, nên rất ngại phải nói với ai đó bằng tiếng Anh. Tôi biết điểm yếu của mình nên bây giờ, lúc nào tôi cũng bảo con gái của mình phải học tiếng Anh thật tốt”, chị Diễm kể.


Loay hoay học tiếng Anh



Anh Võ Trung Nghĩa, 22 tuổi du học sinh Trường ĐH điện ảnh và truyền hình Saint Petersburg, Nga cho hay anh từng rất “đau khổ” với trình độ tiếng Anh có hạn của mình. “Tôi học chuyên tiếng Nga, sang Nga du học cũng sử dụng phần lớn bằng tiếng Nga, tôi có học thêm tiếng Tây Ban Nha, nhiều khi tôi thấy mình như bị “loạn” ngôn ngữ, tôi nói một câu, vừa có tiếng Anh, tiếng Nga và cả tiếng Tây Ban Nha”, anh Nghĩa chia sẻ.
Anh Nghĩa cho hay, lúc mới bắt đầu học tiếng Anh, để ghi nhớ từ mới, anh thường dán hết giấy nhớ vào mọi đồ vật có trong nhà để nhớ được tên tiếng Anh của chúng nghĩa là gì. Anh cũng tập giao tiếp với những bạn có khả năng tiếng Anh ngang mình để sửa lỗi cho nhau. Quan trọng nhất để cải thiện trình độ của anh, anh tự "đắm" vào không gian học tiếng Anh như xem phim, nghe nhạc tiếng Anh để cải thiện trình độ của mình.

“Tôi có một phương pháp hiệu quả, đó là hồi đầu mới học, nếu chưa thể nói một câu tiếng Anh hoàn chỉnh, thì cứ thay thế các từ tiếng Anh mình chưa biết bằng tiếng Việt để nói. Mình sẽ có những câu thoại vừa có tiếng Anh vừa có tiếng Việt, rồi dần dần sẽ cải thiện thành câu thoại chỉ có tiếng Anh. Phương pháp này giúp tôi có thể nâng cao trình độ tiếng Anh từ từ và khả năng phản xạ ngoại ngữ tốt”, Nghĩa chia sẻ.
Anh Lê Tuấn Anh, 24 tuổi, danh hiệu sinh viên 5 tốt, cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương cơ sở tại TP.HCM, cho biết hiện nay có một số bạn trẻ loay hoay trong việc học tiếng Anh, dù đầu tư nhiều tiền bạc, thời gian nhưng vẫn chưa đạt được trình độ tiếng Anh như mong muốn. Lỗi ở đây, có thể là người trẻ chưa tìm đúng người thầy truyền cho mình cảm hứng và phương pháp học tiếng Anh đúng.
Bà Yulia Tregubova, tiến sĩ ngôn ngữ học, quản lý học thuật tại Language Link Academic, cho biết các học viên Việt Nam thường có những khuyết điểm như về phần phát âm, thường quên phát âm âm đuôi, âm đặc trưng /sh/ cũng thường bị nhầm và đánh đồng phát âm với /s/, âm /th/ cũng gây khó cho người nói. Đối với phần ngữ pháp, lỗi sử dụng các thì là lỗi phổ biến hơn cả, đặc biệt phải kể đến lỗi nhầm lẫn giữa hiện tại đơn và quá khứ đơn. Các lỗi chia danh từ số nhiều bất quy tắc cũng là những lỗi thường thấy ở các bạn trẻ.
“Chưa kể đến việc nhiều bạn thường hay bối rối với ngữ điệu trong câu nói và trọng âm của từng từ. Đây cũng là điều dễ hiểu vì ngữ điệu của tiếng Anh không giống với ngữ điệu của tiếng Việt. Ngoài ra, cũng phải kể đến sự mất cân bằng về những kỹ năng...”, tiến sĩ ngôn ngữ học Yulia Tregubova nói.


Hãy 'dạo chơi' với tiếng Anh


Nguyễn Phương Nga, học sinh lớp 9 Trường THCS Archimedes Academy, người vô địch trong cuộc thi Olympic tiếng Anh THCS năm 2019 vừa diễn ra tại Hà Nội, cho biết cha mẹ em đều có năng khiếu ngoại ngữ nên đã truyền cảm hứng cho em về việc học và thực hành một ngôn ngữ mới. Học tiếng Anh với Phương Nga không mang áp lực, nó giống như một cuộc dạo chơi. “Tôi thích nghe nhạc, xem phim, đọc sách tiếng Anh. Tôi thường đọc một cuốn sách bằng tiếng Việt trước, sau đó đọc chính cuốn đó bằng tiếng Anh. Tôi rất mê sách văn học, như Harry Potter, Túp lều bác Tôm… chẳng hạn”.


Phương Nga, vô địch Olympic tiếng Anh THCS năm 2019
THIÊN HÀ


Phan Nguyễn Văn Trường, 25 tuổi, cựu du học sinh nhận học bổng Trường ĐH quốc gia Singapore, nhà khởi nghiệp sáng lập GoHub, cho biết bí quyết học tiếng Anh của anh là "không là gì cả". "Tôi không có cảm giác mình đang học tiếng Anh, niềm đam mê và cảm giác dễ chịu khi tiếp nhận một ngôn ngữ đã khiến cho tôi thấy tiếng Anh rất thú vị. Khi bạn vứt bỏ được áp lực, bạn sẽ thấy mọi thứ dễ dàng hơn".
Theo bà Yulia Tregubova, các bạn trẻ Việt Nam nên tận dụng internet để phục vụ việc học; đa dạng hóa các bài nghe tiếng Anh, thường xuyên thay đổi nguồn luyện nghe, từ các bài hát cho đến các bản tin, xem phim điện ảnh, hoạt hình để thẩm thấu được nhiều phong cách nói chuyện, cũng như cách phát âm của nhiều vùng miền; tìm thấy niềm vui trong các bài đọc; tạo điều kiện luyện tập mọi lúc, mọi nơi như khi làm việc, đi chơi, hay đi du lịch hãy nắm bắt những cơ hội được sử dụng và luyện tập tiếng Anh.
“Các bạn không nên coi tiếng Anh chỉ như một môn học, hãy coi đó là một kỹ năng mình cần có. Giống như việc chơi thể thao để tăng sự bền bỉ hay sử dụng nhạc cụ giúp giải tỏa áp lực, sử dụng tiếng Anh cũng chính là một yếu tố quan trọng cấu thành sự thành công của một người, là cầu nối cá nhân với xã hội rộng lớn”, bà Yulia Tregubova chia sẻ.



Đừng học tiếng Anh theo kiểu "Trẫm mời khanh đi ăn hủ tiếu"



Trong một diễn đàn cho người trẻ mới đây tại Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, tiến sĩ Dương Ngọc Dũng, giảng viên nhà trường, cho rằng tiếng Anh là môn dễ học, chỉ cần chăm chỉ và thông minh. Tiến sĩ Dũng kể lại câu chuyện của mình: “Khi tôi học tầm lớp 9, người bạn bên cạnh không cho tôi chép bài Anh văn nữa vì bảo tôi chép 'dốt', chép nguyên xi bài, nên cả hai đều điểm kém. Tôi nói với bạn, 3 tháng sau tao sẽ giỏi hơn mày. Và tôi đã làm được”.
Tiến sĩ Dũng kể, ông mua từ điển, học ngày đêm, mỗi ngày xé một trang và học tiếng Anh, thi đố với người khác, cứ lật một trang bất kỳ và hỏi nghĩa từ đó là gì. Tuy nhiên, vào đại học, điểm Anh văn của ông chỉ tầm 7 điểm, ông từng thắc mắc với trưởng khoa và được trả lời, đáng lẽ chỉ 6 điểm thôi: “Ngôn ngữ viết của tôi chỉ có trong từ điển, nó trịnh trọng nhưng không thực tế, kiểu Trẫm mời khanh đi ăn hủ tiếu. Sau đó, cô trưởng khoa cho tôi tài liệu học, lần thứ 2 tôi được giác ngộ. Sau này khi ra nước ngoài sống, cô để lại một lá thư, viết chỉ có trò Dũng làm được công việc mà cô để lại, đó là vinh dự lớn trong đời tôi”.

>> Nguồn: Báo Thanh niên

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Cập nhật thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2019

Theo dự kiến kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ tổ chức vào ngày 25, 26 và 27.6 là buổi thi dự phòng nếu có các vấn đề phát sinh.
Cập nhật thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2019
Bộ GD-ĐT công bố những thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2019


Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 sẽ có nhiều điểm mới nhằm hạn chế các hành vi tiêu cực, góp phần nâng cao chất lượng “đầu vào” ở bậc đại học, cao đẳng.

Một trong những điểm mới liên quan trực tiếp đến các thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm nay là chủ trương của Bộ GD-ĐT về điều chỉnh tỷ lệ điểm trong việc xét tốt nghiệp THPT quốc gia.

Theo dự thảo, Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT do Bộ vừa công bố, điểm xét tốt nghiệp THPT sẽ gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp, cộng 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của học sinh và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).

Như vậy, so với cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm trước, năm nay tỷ lệ điểm thi dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT tăng hơn, đòi hỏi thí sinh đầu tư hơn cho việc làm các bài thi.

Bộ GD-ĐT cũng đã cho biết đề thi THPT quốc gia 2019 sẽ có nội dung nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là lớp 12; đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở tuyển sinh.

Bộ GD-ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường đại học chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm 24/24 giờ. Phần mềm chấm thi được sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện theo hướng tăng cường tính bảo mật và chức năng giám sát để ngăn ngừa can thiệp trái phép.

Sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ GD-ĐT và các trường đại học, cao đẳng đối với việc chấm bài thi tự luận (môn Ngữ văn) do sở GD-ĐT chủ trì. Điều này sẽ làm tăng sự an toàn khi cán bộ coi thi không thể có thông tin về mối liên hệ giữa thí sinh với phần nội dung trả lời trắc nghiệm.

Với những điểm mới trên, Bộ GD-ĐT kỳ vọng năm 2019 sẽ là một năm diễn ra an toàn và nghiêm túc nhất trong kỳ thi THPT.

Bên cạnh đấy, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) lưu ý: Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi, ngoài việc ghi nhớ những điểm mới, thí sinh cần tiếp tục tăng cường học tập, ôn luyện về cả kiến thức và kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm khách quan.

Sở GD-ĐT Hà Nội chuẩn bị cho học sinh lớp 12 khảo sát chất lượng trong 3 ngày

Trước sức nóng của kỳ thi THPT 2019, Sở GD-ĐT Hà Nội đã công bố trong 3 ngày 27,28,29.3.2019 sẽ tổ chức khảo sát chất lượng giáo dục đối với học sinh lớp 12 đang học tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.

Việc tổ chức khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các nhà trường, đồng thời tạo cơ hội cho học sinh tập dượt về kỹ năng, sẵn sàng cho kỳ thi THPT 2019.

Ông Kiều Văn Minh, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho biết:

Theo dự kiến, trong 3 ngày 27, 28 và 29.3, Hà Nội sẽ tổ chức cho tất cả học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố làm bài khảo sát chất lượng. Mỗi học sinh làm 4 bài kiểm tra, trong đó có 3 bài bắt buộc gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ và một bài tự chọn trong số hai bài khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn vật lý, hóa học, sinh học) hoặc khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân).

Sở GD-ĐT Hà Nội dự kiến sẽ ra đề kiểm tra chung cho toàn bộ học sinh, phạm vi đề thi nằm trong nội dung chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Tất cả bài kiểm tra khảo sát sẽ được rọc phách, chấm tập trung theo cụm trường để bảo đảm tính khách quan, trung thực và chính xác.

Tuy vậy, Sở GD-ĐT cũng lưu ý các trường không bắt buộc phải sử dụng điểm kiểm tra khảo sát vào điểm học kỳ. Nhà trường cũng không được thu tiền của học sinh và gia đình học sinh để phục vụ cho đợt khảo sát này.

>> Theo Dạ Thảo

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Bộ GD&ĐT công bố 6 giải pháp chống gian lận thi THPT quốc gia 2019

Chiều 21/2, ông Mai Văn Trinh, Cục Trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã trao đổi với báo chí về một số giải pháp chống gian lận thi cử THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, có các giải pháp được đưa ra trong Dự thảo quy chế thi sắp sửa ban hành tới đây như: mã hóa bài thi trắc nghiệm, “trộn” thí sinh tự do với các đối tượng dự thi khác….

“Trộn” thí sinh tự do với các đối tượng thi khác


Kì thi THPT quốc gia 2018 gây chấn động dư luận vì những sai phạm thi cử ở một số địa phương. Ông có thể cho biết những giải pháp chống gian lận cho kì thi năm 2019?

Kì thi THPT quốc gia 2019 tới đây được tổ chức về cơ bản giữ nguyên các phương thức thi như năm 2017- 2018. Tuy nhiên, sẽ có những giải pháp sao cho kì thi an toàn, nghiêm túc và khắc phục được những sai phạm đã xảy ra vừa qua.

Dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia đưa ra trước đó đã được lấy ý kiến rộng rãi của xã hội, nhà giáo, cán bộ quản lý và các chuyên gia. Trong đó, có một số giải pháp để kì thi diễn ra an toàn và nghiêm túc.

Có thể nói gian lận của kì thi có thể xảy ra ở tất cả các khâu nên kì thi năm 2019 này, chúng tôi đều có các giải pháp ngăn chặn.



 6 giải pháp chống gian lận thi THPT quốc gia 2019
Ông Mai Văn Trinh, Cục Trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT). (Ảnh: Đ.Q





Cụ thể các giải pháp này tập trung cho khâu nào, thưa ông?

Thứ nhất khâu tổ chức: Trong Dự thảo quy chế thi nói rõ, ở một số điểm thi như vậy, dành một số điểm thi cho thí sinh tự do, thi cùng các học sinh lớp 12 THPT và thí sinh Giáo dục thường xuyên, cùng trộn lẫn theo vần ABC và sắp xếp phòng thi theo sự trợ giúp của máy tính.

Ở khâu in sao đề thi: Năm 2019, Bộ GD&ĐT tiếp tục tăng cường khâu bảo mật trong tổ chức in sao đề thi. Cụ thể, sẽ có đại điện của một lãnh đạo sở GD&ĐT phụ trách điểm in sao đề. Khu vực này được cách ly, tổ chức thành 3 vòng độc lập. Đặc biệt, năm nay sẽ nhấn mạnh khâu lựa chọn nhân sự phụ trách.

Thứ 3, ở khâu vận chuyển đề thi và bài thi: Trong Dự thảo quy chế thi nêu rõ, việc vận chuyển luôn có sự giám sát của công an.

Bước tiếp theo trong khâu coi thi: Có một số điều chỉnh, trong đó tăng cường khâu giám sát và thanh tra khu vực thi.

Đặc biệt, năm nay việc niêm phong túi đựng bài thi được quy định cụ thể chi tiết hơn: Sẽ sử dụng một loại tem niêm phong đặc biệt, chung theo mẫu, dễ rách, có chữ kí của cán bộ coi thi thứ nhất, cán bộ coi thi thứ hai và của phó trưởng điểm thi.

Sau khi dán tem niêm phong lên, sẽ có một lớp keo dính trong phủ lên để đảm bảo không có can thiệp nào.

Một khâu nữa ở việc lưu trữ đề thi: Dự thảo quy định các bước lưu trữ ra sao và phòng lưu trữ đề thi có công an giám sát.

Ở khâu chấm thi: Đối với khu vực chấm thi có camera an ninh giám sát 24/24. Việc chấm thi môn Ngữ văn, có thể lựa chọn trong 2 cách thức nhưng vẫn phải đảm bảo cách ly trong suốt quá trình chấm để không có tương tác giữa người chấm và bên ngoài.




 6 giải pháp chống gian lận thi THPT quốc gia 2019
Ông Mai Văn Trinh kiểm tra công tác chấm thi môn Ngữ Văn tại Hòa Bình năm 2018 (Ảnh; Mỹ Hà)


 Mã hóa bài thi trắc nghiệm


Năm 2018, nhiều bài thi đạt điểm cao ở một số địa phương là do gian lận. Trong công tác chấm thi năm nay, việc chấm thi sẽ có khác biệt gì, thưa ông?

Ngoài việc chấm kiểm tra 5% bài thi như những năm trước, điểm khác biệt của năm nay là những bài có điểm cao sẽ được lựa chọn chấm kiểm tra để có thể kịp thời phát hiện ra các gian lận.

Một điều chỉnh rất lớn của năm nay là giao cho các trường Đại học cùng chấm trắc nghiệm và phần mềm chấm trắc nghiệm đã được điều chỉnh, được chạy thử và tương đối yên tâm. Trong đó, các khâu từ ảnh của thí sinh đến bài thi và dữ liệu khác… đều được mã hóa, sao cho không có mối liên hệ giữa thí sinh và người chấm.

Tất cả những giải pháp này chỉ được thực hiện tốt và người điều hành nó vẫn là con người nên chú trọng khâu lựa chọn nhân sự và tập huấn cho các đối tượng làm công tác thi. Nếu các hội đồng thi thực hiện đúng quy chế, sẽ có kì thi an toàn.

Ông nghĩ gì khi nhiều người lo ngại, nếu tiếp tục giao cho địa phương chủ trì các khâu coi thi, sẽ tiếp tục dễ xảy ra tiêu cực?

Nghi vấn như trên là có cơ sở nhưng không đồng nghĩa với việc để địa phương tổ chức, hoàn toàn xảy ra tiêu cực nên cần có giám sát chặt chẽ và có quy trình giám sát thanh tra.

Trong phòng coi thi phải có một cán bộ địa phương và một cán bộ từ các trường đại học. Do đó năm nay, vai trò của phó trưởng điểm thi đến từ các trường ĐH sẽ được nâng lên ở nhiều khâu quyết định.


Năm 2019 chưa thực hiện lắp camera khi việc thi cử vẫn đang thực hiện trên giấy.



Một số ý kiến cho rằng, để đảm bảo an toàn cho kì thi, nên chăng lắp camera ở các phòng thi và truyền dữ liệu về máy chủ?

Vấn đề trách nhiệm của cán bộ coi thi rất quan trọng. Theo tôi, trong phòng thi, mỗi thầy cô chỉ quan sát 2 em nên không quá khó khăn.

Ngoài ra, việc lắp camera tác động đến tâm lý của thí sinh nên giải pháp này cần phải cân nhắc kĩ. Vì vậy, năm 2019 chưa thực hiện lắp camera khi việc thi cử vẫn đang thực hiện trên giấy.

Về mặt lâu dài, Bộ GD&ĐT tính ra sao để giảm bớt các khâu thủ công và giảm sự can thiệp của con người để hạn chế tiêu cực khi khó kiểm soát?

Điều này được nêu rõ trong Nghị quyết 29/NQTW, về việc đổi mới kì thi sao cho gọn nhẹ, kết quả thi có độ tin cậy.

Hiện nay các giải pháp công nghệ, mạng máy tính đã phát triển, cho phép chúng ta tính toán dần và có bước đi để tăng cường sự hiện diện của công nghệ trong thi cử.

Và đến thời điểm nào đó, khi ngân hàng câu hỏi thi đủ lớn và học sinh cả nước đã sẵn sàng, có thể sẽ thi trên máy tính nhưng không hẳn thi trên máy tính là mọi vấn đề được giải quyết bởi sẽ xuất hiện những vấn đề mới nhưng lúc đó sẽ có những giải pháp khác.

Để người dân lấy lại niềm tin cho kì thi này, ông có thông điệp nào gửi đến các địa phương, các đơn vị sẽ trực tiếp tổ chức kì thi?

Nhìn lại cách thức mà Bộ GD&ĐT cùng Bộ Công an cùng các bộ ngành liên quan, xử lý các tiêu cực thi cử tại một số địa phương vừa qua, có thể thấy những sai phạm này rất cá biệt và không được phép diễn ra. Quan điểm của Bộ GD&ĐT đưa ra là phải xử lý nghiêm và xử lý đến cùng các đối tượng để xảy ra sai phạm.

Thông qua những gì đã xảy ra vừa qua, thông điệp rõ ràng gửi đến các địa phương là: Kì thi diễn ra dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo thi quốc gia nhưng đơn vị trực tiếp tổ chức là Ban chỉ đạo thi của các tỉnh thành phố. Mọi thành công của kì thi đều để con em địa phương thụ hưởng nên Bộ GD&ĐT rất mong các địa phương nâng cao trách nhiệm để tạo niềm tin cho người dân địa phương, tuyệt đối không để xảy ra sai phạm như vừa qua.

Với thí sinh, mọi thay đổi của kì thi năm nay đều tập trung vào khâu tổ chức thi, vào các thầy cô giáo nên các em yên tâm học tập, ổn định tâm lý và hãy tin, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp cùng các địa bàn liên quan tổ chức kì thi an toàn và nghiêm túc.


Theo dantri.com.vn

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

Thí sinh cận thị được tuyển vào một số trường quân đội

Thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị không quá 3 đi-ốp có thể thi vào một số trường đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật.


Theo dự thảo thông tư tuyển sinh vào các trường quân đội đăng tải trên cổng thông tin Bộ Quốc phòng, các trường quân đội xây dựng đề án tuyển sinh riêng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Quốc phòng.

Các trường báo cáo Ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới triển khai thực hiện.


Tuyển số lượng nữ ít

Thí sinh cận thị được tuyển vào một số trường quân đội
Thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1 vào các trường quân đội. Ảnh minh họa: Lê Quân.

Đối tượng tuyển sinh vào trường quân đội được chia thành 3 diện: Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ quân đội đủ 12 tháng trở lên; nam thanh niên ngoài quân đội; nữ thanh niên ngoài quân đội và nữ quân nhân.




Với nữ thanh niên ngoài quân đội và nữ quân nhân, một số ngành/trường được tuyển với số lượng chỉ tiêu hạn chế (được tuyển ít nhất 2 thí sinh).

Các ngành Bác sĩ quân y tại Học viện Quân y và Quan hệ quốc tế về quốc phòng, Ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự được tuyển 10% chỉ tiêu.

Các ngành Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Điện tử y sinh, Khí tài quang, Địa tin học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự được tuyển không quá 6% chỉ tiêu.

Các ngành đào tạo tài chính tại Học viện Hậu cần được tuyển không quá 10% chỉ tiêu. 


Một số quy định về sức khỏe


Theo quy định, các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm các học viện: Hậu cần, Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng - Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa tuyển thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên. Trường không tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị.

Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, gồm học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự; ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; Hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không - Không quân; Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pich). Những trường này tuyển thí sinh nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên. Thí sinh nữ cao từ 1,54 m trở lên, cân nặng từ 48 kg trở lên.

Thí sinh cả nam và nữ ở khối trường này mắc tật khúc xạ cận thị không quá 3 đi-ốp được tuyển.

Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, nếu dự tuyển phải đạt chiều cao từ 1,62 m trở lên đối với nam.

Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thuộc 16 dân tộc rất ít người dự tuyển vào tất cả trường, chiều cao từ 1,6 m trở lên. Các tiêu chuẩn khác thực hiện như đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số nói chung.

Đối tượng đào tạo sĩ quan của các quân, binh chủng nếu tuyển chọn sức khỏe theo các tiêu chuẩn riêng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung.

Tuyển sinh phi công tại Trường Sĩ quan Không quân chỉ tuyển chọn thí sinh đã được Quân chủng Phòng Không - Không quân tổ chức khám tuyển sức khỏe, kết luận đủ điều kiện xét tuyển vào đào tạo phi công quân sự.


Phải đăng ký nguyện vọng 1 vào trường quân đội


Thí sinh phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào hệ đào tạo đại học, cao đẳng quân sự tại trường quân đội đã nộp hồ sơ sơ tuyển. Các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào trường ngoài quân đội hoặc hệ dân sự của các trường trong quân đội có tuyển sinh đào tạo.

Việc xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào đào tạo đại học quân sự, chỉ xét tuyển những thí sinh đã đăng ký dự tuyển vào đào tạo đại học hệ quân sự các trường trong quân đội, không trúng tuyển nguyện vọng 1; tham dự kỳ thi THPT quốc gia (trong năm đăng ký xét tuyển); đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng quân sự có xét tuyển nguyện vọng bổ sung và phải có đủ điều kiện về sức khỏe, vùng tuyển, tổ hợp môn xét tuyển của trường đăng ký xét tuyển. Xét tuyển bổ sung có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần.

Tổng điểm thi của thí sinh gồm tổng điểm các bài/môn thi theo thang điểm 10 cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Các trường có quy định bài thi/môn thi chính, bài thi/môn thi chính nhân hệ số 2 và quy đổi theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Các trường xét tuyển theo đúng ngành đăng ký của thí sinh; thực hiện xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm thi cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu.

Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ.

>> Theo: Zing news

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

Trường Hà Nội- Amsterdam công bố phương án tuyển sinh lớp 6



Ngày 1-6, Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam đã công bố phương án tuyển sinh lớp 6 hệ THCS. Theo đó, năm học 2016-2017, nhà trường tuyển mới 200 chỉ tiêu vào lớp 6 qua hình thức xét tuyển.

Đối tượng tuyển sinh là học sinh hoặc bố, mẹ học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, hoàn thành chương trình tiểu học và phải đạt học lực giỏi ở các năm lớp 1, 2, 3; được đánh giá hoàn thành học lớp 4,5; các năm học từ lớp 1 đến lớp 5 tổng điểm bài kiểm tra định kỳ cuối năm hai môn tiếng Việt và Toán phải đạt từ 19 điểm trở lên.

Hạnh kiểm của học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 là thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của học sinh tiểu học, lớp 4 và lớp 5 phần đánh giá năng lực và phẩm chất phải được đánh giá đạt. Học sinh trúng tuyển sẽ lấy điểm từ cao xuống thấp.


Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam


Trường hợp học sinh đạt điểm xét tuyển trùng nhau vượt chỉ tiêu được giao, hội đồng tuyên sinh nhà trường sẽ xét tổng điểm khuyến khích của toàn bộ các giải thưởng học sinh đạt được từ lớp 1 đến lớp 5 và xếp thứ tự từ cao xuống đến đủ chỉ tiêu.

Theo kế hoạch, ngày 5-6, nhà trường phát hành đơn và hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2016-2017 trên website nhà trường.

Từ 15-6-17-6 nhà trường nhận đơn và hồ sơ dự xét tuyển vào lớp 6. Từ 23-6 đến 24-6 trường thông báo cáo dữ liệu xét tuyển của học sinh và nhận đơn xin chỉnh sửa dữ liệu chưa đúng tại trường. Ngày 29-6, trường thông báo kết quả trúng tuyển.
>> Nguồn: Huyền Thanh (Báo Công An nhân dân)

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Nhiều thay đổi về chấm thi THPT quốc gia

Sau những sai phạm nghiêm trọng trong chấm thi THPT quốc gia năm ngoái ở một số địa phương, Bộ GD-ĐT dự kiến sửa quy chế thi, giao vai trò chủ trì chấm thi trắc nghiệm cho các trường ĐH thay vì các sở GD-ĐT như quy chế hiện hành.

Bộ GD-ĐT sẽ siết chặt khâu chấm thi kỳ thi THPT quốc gia 2019 ẢNH: TUỆ NGUYỄN
Bộ GD-ĐT sẽ siết chặt khâu chấm thi kỳ thi THPT quốc gia 2019
ẢNH: TUỆ NGUYỄN


Bộ GD-ĐT mới công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi để lấy ý kiến góp ý (đến hết ngày 31.3) với không ít thay đổi quan trọng tập trung nhiều vào khâu coi và chấm thi.


Không bố trí thí sinh tự do ngồi riêng

Kỳ thi năm 2018 xảy ra sai phạm nghiêm trọng, trong đó có một số hội đồng thi dành riêng cho thí sinh (TS) tự do. Chính vì vậy, một trong những điều chỉnh của dự thảo quy chế thi là TS tự do, TS giáo dục thường xuyên được bố trí dự thi tại một số điểm thi cùng với TS giáo dục THPT là học sinh lớp 12 trong năm tổ chức thi và do giám đốc sở GD-ĐT quyết định.
Tại các điểm thi đó, việc lập danh sách để sắp xếp phòng thi (không phân biệt TS tự do, giáo dục thường xuyên…) được thực hiện theo quy định.


Camera an ninh giám sát chấm thi


Về bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại điểm thi, theo dự thảo, đề thi và bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt. Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thi phải đảm bảo chắc chắn, được khóa và niêm phong (nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của trưởng điểm và phó trưởng điểm là người của trường ĐH, CĐ phối hợp), chìa khóa do trưởng điểm thi giữ.


Khi mở niêm phong, phải có chứng kiến của công an và những người ký nhãn niêm phong đồng thời, lập biên bản ghi rõ thời gian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong, biên bản phải có đủ họ và tên, chữ ký của trường điểm thi và những người chứng kiến.


Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của TS có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày, đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ.


Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày, thời gian tối thiểu lưu dữ liệu của camera thực hiện theo văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế này. Có ít nhất 1 công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và 1 cán bộ làm nhiệm vụ tại điểm thi của trường ĐH, CĐ (phó trưởng điểm thi hoặc thư ký) thường trực đêm tại phòng trong thời gian đề thi, bài thi được lưu tại điểm thi.
Phòng chứa bài thi, tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi phải an toàn, chắc chắn, phải được khóa và niêm phong, trên nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của người giữ chìa khóa và thanh tra. Chìa khóa của tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi do một cán bộ thư ký làm nhiệm vụ tại ban chấm thi (trắc nghiệm, tự luận) giữ, chìa khóa cửa phòng chứa bài thi do trưởng ban chấm thi (trắc nghiệm, tự luận) giữ; khi đóng, mở phải có sự chứng kiến của công an và thanh tra.
Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm, tự luận phải có các thiết bị phòng chống cháy, nổ; có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày, thời gian tối thiểu lưu dữ liệu của camera thực hiện theo văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế này; có công an bảo vệ, giám sát 24 giờ/ngày.


Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm là lãnh đạo trường ĐH


Đối với chấm bài thi trắc nghiệm, Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các hội đồng thi. Sở GD-ĐT địa phương chịu trách nhiệm chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, tài chính; hệ thống máy tính, máy quét ảnh và các thiết bị phụ trợ đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn hằng năm của Bộ, phối hợp với lực lượng công an, bảo vệ đảm bảo an ninh, an toàn cho việc chấm thi trắc nghiệm.
Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm là lãnh đạo trường ĐH đảm nhiệm. Trưởng ban điều hành công tác chấm thi trắc nghiệm và chịu trách nhiệm trước trưởng ban chỉ đạo thi về thời gian, quy trình và chất lượng chấm thi.
Tổ trưởng tổ chấm bài thi trắc nghiệm là phó trưởng ban chấm thi trắc nghiệm thường trực đảm nhiệm, các thành viên là cán bộ kỹ thuật của trường ĐH và không quá 2 cán bộ kỹ thuật được huy động từ các sở không thuộc địa phương có bài thi được chấm (nếu trường ĐH có yêu cầu). Cán bộ kỹ thuật phải am hiểu sâu về công nghệ thông tin và phần mềm chấm thi trắc nghiệm.



Mã hóa toàn bộ dữ liệu bài thi trắc nghiệm

Theo dự thảo, các phiếu trả lời trắc nghiệm (bài làm của TS) đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ cung cấp.
Ngay khi quét xong toàn bộ bài thi trắc nghiệm của hội đồng thi, toàn bộ dữ liệu ảnh quét (đã được mã hóa) phải được sao lưu ra CD hoặc DVD thành 3 bộ đĩa giống nhau, đóng gói niêm phong và bàn giao 1 bộ đĩa cho chủ tịch hội đồng thi lưu trữ, 1 bộ đĩa ban chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, khi sử dụng các bộ đĩa này phải báo cáo ban chỉ đạo thi quốc gia; 1 bộ đĩa gửi về Bộ để quản lý và giám sát đồng thời, gửi tệp dữ liệu ảnh quét dưới dạng mã hóa về Bộ.
Trong quá trình xử lý kỹ thuật, khi mở niêm phong CD chứa dữ liệu chấm bài thi trắc nghiệm của Bộ, phải có sự giám sát của công an và tổ giám sát, lập biên bản mở niêm phong rồi mới tiến hành các bước tiếp theo. Sau khi hoàn thành khâu xử lý kỹ thuật dữ liệu ảnh quét, tổ chấm bài thi trắc nghiệm mới được tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi và từng môn thi thành phần của bài thi tổ hợp.
Ngay sau khi hoàn thành việc chấm toàn bộ bài thi trắc nghiệm của hội đồng thi, phải lưu các tệp dữ liệu xử lý và kết quả chấm thi trắc nghiệm chính thức (được xuất ra từ phần mềm, đảm bảo cấu trúc và yêu cầu theo đúng quy định của Bộ) vào 3 bộ CD hoặc DVD giống nhau, được niêm phong dưới sự giám sát của tổ giám sát, công an và lập biên bản.
Theo đó, 1 đĩa gửi về Bộ, 1 đĩa bàn giao cho chủ tịch hội đồng thi để gộp chung (qua phần mềm chuyên dụng) vào cơ sở dữ liệu kết quả thi cùng với kết quả chấm thi các bài thi tự luận và lưu giữ, 1 đĩa trưởng ban chấm thi trắc nghiệm lưu trữ đồng thời, dùng để chuyển các tệp dữ liệu xử lý và kết quả chấm thi trắc nghiệm chính thức qua hệ thống quản lý thi về Bộ.

>> Nguồn: Báo Thanh niên

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2019

Bộ GDĐT công bố dự kiến những sửa đổi quy chế thi THPT quốc gia

Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT xin ý kiến góp ý rộng rãi. Trong đó, một số dự kiến điều chỉnh liên quan đến tổ chức thi, chấm thi, xét công nhận tốt nghiệp…

Bộ GDĐT công bố dự kiến những sửa đổi quy chế thi THPT quốc gia



Camera an ninh giám sát ghi hình phòng bảo quản bài thi, đề thi 24/24


Theo dự thảo quy chế, đề thi và bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt. Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thi phải đảm bảo chắc chắn, phải được khoá và niêm phong (nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của Trưởng điểm và Phó Trưởng điểm là người của trường ĐH, CĐ phối hợp), chìa khóa do Trưởng Điểm thi giữ. Khi mở niêm phong phải có chứng kiến của Công an và những người ký nhãn niêm phong; đồng thời lập biên bản ghi rõ thời gian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong, biên bản phải có đủ họ và tên, chữ ký của Trường Điểm thi và những người chứng kiến.

Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ. Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày, thời gian tối thiểu lưu dữ liệu của camera thực hiện theo văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế này; có ít nhất 1 công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và 1 cán bộ làm nhiệm vụ tại Điểm thi của trường ĐH, CĐ (Phó Trưởng điểm thi hoặc thư ký) thường trực đêm tại phòng trong thời gian đề thi, bài thi được lưu tại Điểm thi."

Sau khi bàn giao xong, túi đựng bài thi, phiếu thu bài của từng phòng thi được thư ký của Điểm thi cùng hai cán bộ coi thi (CBCT) niêm phong tại chỗ. Nhãn niêm phong (theo mẫu quy định trong văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế này) được 5 dán vào chính giữa tất cả các mép dán của túi đựng bài thi, Phó trưởng Điểm thi của trường ĐH, CĐ phối hợp ký và ghi rõ họ tên trên nhãn niêm phong, hai CBCT ký giáp lai giữa nhãn niêm phong và túi đựng bài thi rồi đóng dấu giáp lai nhãn niêm phong (sử dụng dấu của cơ sở giáo dục nơi đặt Điểm thi), dùng băng keo trong suốt dán vòng quanh dọc theo chiều dài mép dán của túi đựng bài thi, đè lên nhãn niêm phong. Thư ký của Điểm thi và hai CBCT ghi rõ họ tên và ký vào biên bản bàn giao;".

Phòng chứa bài thi, tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi phải an toàn, chắc chắn, phải được khoá và niêm phong, trên nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của người giữ chìa khóa và thanh tra; chìa khóa của tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi do một cán bộ Thư ký làm nhiệm vụ tại Ban chấm thi (trắc nghiệm, tự luận) giữ, chìa khóa cửa phòng chứa bài thi do Trưởng Ban chấm thi (trắc nghiệm, tự luận) giữ; khi đóng, mở phải có sự chứng kiến của công an và thanh tra. Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm, tự luận phải có các thiết bị phòng chống cháy, nổ; có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày, thời gian tối thiểu lưu dữ liệu của camera thực hiện theo văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế này; có công an bảo vệ, giám sát 24 giờ/ngày."




Trường ĐH chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm

Về chấm bài thi trắc nghiệm, theo dự thảo, Bộ GDĐT giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các Hội đồng thi. Sở GDĐT địa phương chịu trách nhiệm chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, tài chính; hệ thống máy tính, máy quét ảnh và các thiết bị phụ trợ đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT; phối hợp với lực lượng công an, bảo vệ đảm bảo an ninh, an toàn cho việc chấm thi trắc nghiệm.

Trường ĐH được Bộ GDĐT giao nhiệm vụ cử người (đúng thành phần quy định tại khoản này) để Giám đốc Sở GDĐT ra Quyết định thành lập Ban Chấm thi trắc nghiệm. Ban Chấm thi trắc nghiệm chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia. Thành phần của Ban Chấm thi trắc nghiệm gồm:

Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm là lãnh đạo Trường ĐH đảm nhiệm. Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm điều hành công tác chấm thi trắc nghiệm và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia về thời gian, quy trình và chất lượng chấm thi; có quyền thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với những các thành viên thiếu trách nhiệm, vi phạm quy chế thi hoặc có nhiều sai sót khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có trách nhiệm kiểm tra, xác minh khi có bất thường xảy ra theo yêu cầu của Tổ Giám sát.

Phó Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm do lãnh đạo các phòng, ban thuộc trường ĐH đảm nhiệm; trong đó, Phó Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm thường trực do lãnh đạo Phòng có chức năng quản lý công tác Khảo thí và Đảm bảo chất lượng hoặc quản lý Đào tạo đảm nhiệm. Phó Trưởng ban có thể kiêm nhiệm làm trưởng không quá 01 tổ chuyên môn và thực hiện các công việc theo sự phân công của Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm.

Các tổ chuyên môn của Ban Chấm thi trắc nghiệm gồm: Tổ Thư ký; Tổ Chấm bài thi trắc nghiệm (BTTN); Tổ Giám sát, gồm ít nhất 3 người (1 Tổ trưởng và ít nhất 2 thành viên). Người có người thân dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không tham gia Ban Chấm thi trắc nghiệm tại địa phương có người thân dự thi... Bộ GDĐT thực hiện thanh tra trực tiếp tất cả các nhiệm vụ của Ban Chấm thi trắc nghiệm theo quy định của Quy chế.




Quy định chặt chẽ quy trình chấm thi

Theo dự thảo, các Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) (bài làm của thí sinh) đều phải được chấm bằng máy với cùng một phần mềm chuyên dụng do Bộ GDĐT cung cấp.

Ngay khi quét xong toàn bộ bài thi trắc nghiệm của Hội đồng thi, toàn bộ dữ liệu ảnh quét (đã được mã hóa) phải được sao lưu ra đĩa CD hoặc DVD thành 3 bộ đĩa giống nhau, đóng gói niêm phong và bàn giao 1 bộ đĩa cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu trữ , 1 bộ đĩa Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ, khi sử dụng các bộ đĩa này phải báo cáo Ban Chỉ đạo thi quốc gia; 1 bộ đĩa gửi về Bộ GDĐT để quản lý và giám sát; đồng thời, gửi tệp dữ liệu ảnh quét dưới dạng mã hóa về Bộ GDĐT.

Xử lý kỹ thuật dữ liệu ảnh quét: Sau khi hoàn thành khâu quét bài thi và gửi dữ liệu ảnh quét về Bộ GDĐT nêu tại điểm d khoản này, phải thực hiện quy trình xử lý kỹ thuật dữ liệu ảnh quét theo hướng dẫn chi tiết trong văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế này. Trong quá trình xử lý kỹ thuật, khi mở niêm phong đĩa CD chứa dữ liệu chấm bài thi trắc nghiệm của Bộ GDĐT phải có sự giám sát của công an và Tổ Giám sát, lập biên bản mở niêm phong rồi mới tiến hành các bước tiếp theo.

Sau khi hoàn thành khâu xử lý kỹ thuật dữ liệu ảnh quét nêu tại điểm đ khoản này, Tổ Chấm BTTN mới được tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi và từng môn thi thành phần của bài thi tổ hợp. Thống nhất sử dụng mã bài thi, môn thi trong các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ GDĐT. Trong quá trình xử lý, Ban Chấm thi trắc nghiệm phải thực hiện nghiêm túc việc cập nhật và báo cáo kịp thời với Bộ GDĐT.

Ngay sau khi hoàn thành việc chấm toàn bộ bài thi trắc nghiệm của Hội đồng thi, phải lưu các tệp dữ liệu xử lý và kết quả chấm thi trắc nghiệm chính thức (được xuất ra từ phần mềm, đảm bảo cấu trúc và yêu cầu theo đúng quy định của Bộ GDĐT) vào 3 bộ đĩa CD hoặc DVD giống nhau, được niêm phong dưới sự giám sát của Tổ Giám sát, công an và lập biên bản; 1 đĩa gửi về Bộ GDĐT; 1 đĩa bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi để gộp chung (qua phần mềm chuyên dụng) vào cơ sở dữ liệu kết quả thi cùng với kết quả chấm thi các bài thi tự luận và lưu giữ; 1 đĩa Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm lưu trữ , đồng thời, dùng để chuyển các tệp dữ liệu xử lý và kết quả chấm thi trắc nghiệm chính thức qua Hệ thống quản lý thi THPT quốc gia về Bộ GDĐT.

Bộ GDĐT thực hiện thanh tra trực tiếp tất cả các nhiệm vụ của Ban Chấm thi trắc nghiệm theo quy định của Quy chế này."

Thay đổi tỷ lệ điểm thi THPTQG, điểm học bạ trong xét tốt nghiệp

Công thức tính điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN) dự kiến thay đổi như sau:




Học sinh Giáo dục THPT, học viên GDTX trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên GDTX tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp do sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp như sau:

Loại giỏi đối với Giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với Bằng trung cấp: cộng 2,0 điểm. Loại khá đối với Giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá đối với Bằng trung cấp: cộng 1,5 điểm. Loại trung bình: cộng 1,0 điểm.


Trước đó, Bộ GDĐT đã có công văn về việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 về cơ bản giữ ổn định như năm 2018 với một số điểm điều chỉnh mới như sau:


- Đề thi bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12; đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp THPT và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở cho tuyển sinh;


- Tăng cường trách nhiệm của cán bộ các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng (gọi chung là trường ĐH, CĐ) trong tổ chức thi và bảo mật đề thi, bài thi;


- Bộ GDĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì; đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ GDĐT và của các trường ĐH, CĐ đối với chấm bài thi tự luận;


- Tăng tỷ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT và tăng tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trong tuyển sinh ĐH, CĐ.

>> Nguồn: Giáo dục và thời đại

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Lùi thời gian thay đổi cấu trúc bài thi TOEIC

Bài thi TOEIC mới sẽ bám sát xu hướng sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc và giao tiếp thường ngày. Tại Việt Nam, bài thi sẽ cập nhật từ ngày 1/6.

Lùi thời gian thay đổi cấu trúc bài thi TOEIC







Theo thông báo mới nhất của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS), tại Việt Nam, thời gian chính thức áp dụng bài thi TOEIC cập nhật sẽ bắt đầu từ ngày 1/6, thay vì ngày 15/2 như đã thông báo trước đó.

Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam, đại diện của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, đã khuyến cáo các thí sinh không cần lo lắng về độ khó của bài thi TOEIC cập nhật.

Thay vì đăng ký dự thi gấp rút khi chưa có sự chuẩn bị kỹ càng, thí sinh nên dành thời gian cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Anh và làm quen dạng thức cập nhật để có thể giành kết quả cao khi dự thi.

Trao đổi với Zing.vn, ông Đoàn Hồng Nam - Chủ tịch Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam - cho biết những câu hỏi trong bài thi TOEIC cập nhật sẽ được thiết kế bám sát xu hướng sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc và giao tiếp thường ngày của các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới.

Ngoài ra, bài thi sẽ không có bất cứ sự thay đổi khác biệt nào về thang điểm, mức độ khó dễ, số lượng và độ dài các phần (kỹ năng) thi.

Trước đó, ngày 30/11/2018 và 1/12/2018, hàng nghìn người xếp hàng tại trung tâm IIG TP.HCM (quận 3) để đăng ký dự thi chứng chỉ TOEIC vì lo ngại từ ngày 15/2 cấu trúc đề thi mới sẽ khó hơn. Số người xếp hàng đông đến nỗi nhiều bạn trẻ phải đến đây từ 0h để giữ chỗ.

Nhiều giáo viên, học viên, sinh viên tại TP.HCM xác nhận họ chưa từng thấy cảnh tượng chen chúc đăng ký thi chứng chỉ tiếng Anh như hai ngày 30/11/2018 và 1/12/2018.

>> Nguồn: Zing.vn

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Mã hóa dữ liệu chấm thi THPT quốc gia phòng ngừa gian lận


Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ có một số điều chỉnh nhằm hạn chế những tiêu cực song không nhiều ảnh hưởng đến thí sinh.


Chia sẻ với VietNamNet, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, đề thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ có nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là kiến thức lớp 12.

"Đề thi có những câu bảo đảm ngưỡng cơ bản để xét mục đích tốt nghiệp, và có cả những câu có tác dụng phân hóa để giúp cho công tác tuyển sinh ĐH, CĐ".

Theo ông Trinh, năm nay Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi tham khảo từ rất sớm nên có giá trị tham khảo rất tốt cho việc dạy học, ôn tập của các nhà trường, học sinh.

Để tăng cường ý nghĩa, vai trò của kỳ thi thì năm nay, tỉ lệ điểm của kỳ thi THPT dùng để xét tốt nghiệp sẽ được tăng lên so với tỉ lệ điểm kết quả học tập lớp 12. Bộ GD-ĐT đang dự kiến xét tốt nghiệp với tỷ lệ điểm kỳ thi THPT quốc gia so với điểm kết quả học tập lớp 12 là 70/30.

Mã hóa dữ liệu chấm thi THPT quốc gia phòng ngừa gian lận

Bộ GD-ĐT dự kiến xét tốt nghiệp năm 2019 với tỷ lệ điểm kỳ thi THPT quốc gia so với điểm kết quả học tập lớp 12 là 70/30

Về công tác tổ chức thi, năm nay Bộ GD-ĐT tăng cường hơn vai trò của các trường ĐH, trong đó quy định rất rõ các quy định về mặt kỹ thuật, đặc biệt về quyền hạn, chức năng của những người tham gia kỳ thi.

Ngoài ra, Bộ cũng tăng cường ứng dụng các kỹ thuật công nghệ trong các khâu.

"Trong khâu bảo quản đề thi, bài thi, ngoài những quy định như trước đây thì sẽ gắn thêm hệ thống camera giám sát. Sẽ có cải tiến, hỗ trợ về kĩ thuật công nghệ trong việc sắp xếp phòng thi để hướng tới việc phòng ngừa những gian lận có thể xảy ra" - ông Trinh nói.

Về chấm thi, ông Trinh cho biết, điểm đặc biệt của năm nay là Bộ sẽ giao cho các trường ĐH chấm bài trắc nghiệm với phần mềm được hoàn thiện hơn. Cụ thể, sẽ mã hóa toàn bộ các dữ liệu chấm thi, đánh phách điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh; lưu vết điện tử những quá trình, diễn biến sử dụng phần mềm này. "Và chỉ những người có chức năng mới có thể đọc được các thông tin đó, nhưng cũng không sửa được" - ông Trinh cho hay.

Bộ cũng sẽ tăng cường công tác tập huấn kĩ thuật ở tất cả các khâu, kĩ năng phòng ngừa các thiết bị gian lận sử dụng công nghệ cao, trong đó đặc biệt là khâu chấm thi.

Tất cả những giải pháp này nhằm phòng ngừa các gian lận có thể xảy ra. Tuy nhiên, ông Trinh cũng nhấn mạnh những điều chỉnh chủ yếu nằm ở khâu tổ chức thi và các lực lượng liên quan, còn đối với học sinh thì cơ bản kỳ thi được giữ ổn định.

"Những điều chỉnh này chủ yếu tác động nhiều đến đội ngũ cán bộ tổ chức thi. Do đó, thí sinh dự thi năm nay không nên quá lo lắng" - ông Trinh nói.

Còn theo thông tin từ Báo Tuổi Trẻ, sẽ không còn phòng thi riêng cho thí sinh tự do. Bộ GD-ĐT đang tính toán để thí sinh tự do sẽ được sắp xếp cùng phòng thi với học sinh THPT. Giải pháp này có thể ngăn chặn tiêu cực, giúp tổ chức kỳ thi công bằng, nghiêm túc.

Sở dĩ Bộ phải tính đến giải pháp này do năm 2018, một số thông tin rộ lên cho rằng điểm thi của thí sinh tự do ở một số địa phương cao bất thường. Thí sinh hệ GDTX và thí sinh tự do được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi do giám đốc sở GD-ĐT quyết định, được Bộ GD-ĐT lý giải là nhằm "tránh lộn xộn" do "nhiều thí sinh tự do chỉ thi ít môn chứ không thi đầy đủ các môn như học sinh lớp 12".

Cũng theo thông tin từ báo này, các trường đại học quân đội sẽ tăng cường kiểm tra, hậu kiểm.

Năm 2018, thông tin từ một số trường ĐH quân đội cho thấy một số thí sinh điểm cao của Hòa Bình, Sơn La dù trúng tuyển vào các trường này nhưng đã chủ động không nhập học. Đặc biệt, có trường quân đội còn phát hiện thí sinh điểm cao nhưng lại có "nghi vấn" về kết quả thi đó là không chính xác.

Đại diện Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng cho biết cũng có một số trường hợp khai man về điểm ưu tiên. Khi nhập học, nhà trường rà soát lại thấy việc khai báo không đúng, không đủ điều kiện trúng tuyển cũng đã bị trả về.

Theo  VietNamNet

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

3 học sinh Hà Nội trở thành thủ khoa thế giới trong kỳ thi của Cambridge

Hải Hà, Hằng Giang, Sang Yun đạt điểm số tuyệt đối môn Toán và giành giải Thủ khoa thế giới trong kỳ thi lấy chứng chỉ Trung học Phổ thông Quốc tế Cambridge.

Tổ chức giáo dục quốc tế Cambridge Assessment International Education (trực thuộc Đại học Cambridge) vừa công bố danh sách những học sinh có kết quả xuất sắc nhất trong kỳ thi lấy chứng chỉ Trung học Phổ thông Quốc tế Cambridge (IGCSE) được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 6/2018.

Các giải thưởng được công bố gồm: "Thủ khoa Việt Nam của từng bộ môn" (Top in Vietnam of all subjects), "Thủ khoa Việt Nam tính tổng các môn thi IGCSE, AS Levels và A Level" (Best across IGCSEs, AS levels and A Levels High Achievement) và "Thủ khoa Thế giới" (Top in the World).

Trong 5 học sinh đạt giải thưởng "Thủ khoa Thế giới", có 3 em đến từ Trường Quốc tế Anh Hà Nội (BIS Hà Nội) là Sang Yun (khối 12), Hải Hà (khối 11) và Hằng Giang (khối 11). Các em đều đạt điểm tuyệt đối với môn Toán và giành vị trí cao nhất trên toàn thế giới.




Học sinh Trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội đạt điểm số cao nhất thế giới trong kì thi của Cambridge

 (Từ trái sang) Cô Kerry Fernandes - Trưởng bộ môn Toán; các em học sinh: Hải Hà, Hằng Giang, Sang Yun; thầy Tim Webb - Phó hiệu trưởng Trung học của trường BIS Hà Nội.

(Từ trái sang) Cô Kerry Fernandes - Trưởng bộ môn Toán; các em học sinh: Hải Hà, Hằng Giang, Sang Yun; thầy Tim Webb - Phó hiệu trưởng Trung học của trường BIS Hà Nội.


Chương trình IGCSE là chương trình giáo dục quốc tế phổ biến do Đại học Cambridge xây dựng dành cho học sinh từ 14 đến 16 tuổi (khối 10 và khối 11).

Các môn học theo chương trình được giảng dạy trong 2 năm. Kết thúc, học sinh sẽ tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ do Trung tâm khảo thí của Đại học Cambridge tổ chức. Chứng chỉ IGCSE được công nhận rộng rãi tại các trường đại học, cao đẳng và nhà tuyển dụng toàn thế giới.

Chương trình học IGCSE cân bằng và linh hoạt với 5 nhóm môn học. Trong mỗi nhóm có nhiều môn học khác nhau để lựa chọn. Cụ thể: nhóm 1 - Ngôn ngữ (ví dụ: ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ thứ hai, ngoại ngữ); nhóm 2 - Khoa học xã hội và nhân văn (ví dụ: Địa lý, Văn học, Lịch sử); nhóm 3 - Khoa học tự nhiên (ví dụ: Sinh học, Hóa học, Vật lý); nhóm 4 - Toán học (ví dụ: Toán học, Toán nâng cao); nhóm 5 - Sáng tạo, Công nghệ và Hướng nghiệp (ví dụ: Kế toán, Nghiên cứu Kinh doanh, Công nghệ thông tin, Âm nhạc).

Phần lớn các môn học đều có 2 lựa chọn: chương trình chuẩn và mở rộng. Điều này cho phép học sinh ở các cấp độ học lực khác nhau có thể thoải mái lựa chọn môn phù hợp để đạt thành tích cao. Thang điểm được sử dụng trong chương trình là thang điểm chữ từ A* đến G, với A* là điểm cao nhất.

Hải Hà, Hằng Giang và cả Sang Yun đều bước vào kỳ thi lấy chứng chỉ IGCSE môn Toán chỉ sau một năm học - tức chỉ bằng một nửa so với bình thường. Vì vậy khi đạt điểm tối đa trong cuộc thi mang tính toàn cầu, các em đã mang đến niềm tự hào cho gia đình và cả thầy cô Trường BIS Hà Nội.

Cô Kerry Fernandes - Trưởng bộ môn Toán trường BIS Hà Nội, chia sẻ: "Sự nỗ lực và kiên trì phấn đấu trong suốt năm học đã giúp các em đạt được kết quả xứng đáng. Tập thể giáo viên bộ môn Toán của trường rất tự hào về các em".

Bí quyết của 3 thủ khoa thế giới là hãy lựa chọn môn học bạn thực sự yêu thích, chứ không phải do ba mẹ lựa chọn hay chạy theo số đông. Thứ 2, hãy đọc kỹ sách giáo khoa ít nhất 3 lần trước kỳ thi. Việc đọc đi đọc lại một nội dung sẽ giúp bạn làm quen và ghi nhớ nhanh hơn. Cuối cùng, hãy tập làm bài kiểm tra thử trong thời gian đúng như kỳ thi thật và tự chấm điểm. Điều này sẽ giúp bạn làm quen với kỳ thi, cách trả lời các câu hỏi và nhận dạng những lỗi hay mắc phải để tránh lặp lại.

3 học sinh Hà Nội trở thành thủ khoa thế giới trong kỳ thi của Cambridge
Hải Hà (giữa) đang thực hành thí nghiệm với các bạn cùng lớp trong một tiết Khoa học.


Ngoài những bí quyết nêu trên, sau khi biết kết quả, Hải Hà khẳng định một trong những yếu tố mang tính quyết định cho thành tích của em trong kỳ thi lần này là sự giúp đỡ tận tình của cô Fernandes. "Cô chính là người đã dìu dắt chúng em trong suốt khóa học. Mặc dù thời gian bị hạn chế, cô vẫn sắp xếp dạy chúng em toàn bộ kiến thức của môn Toán theo chương trình và dành thời gian cho chúng em ôn tập", em nói.

Hằng Giang bày tỏ thêm: "Những lời khuyên của cô Fernandes rất hữu ích, giúp chúng em vượt qua sự căng thẳng trước kỳ thi".

Một trong 3 học sinh khá đặc biệt đã đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi IGCSE môn Toán là Sang Yun. Rời Hàn Quốc tới Việt Nam cùng gia đình, Sang Yun theo học lớp 11 tại BIS Hà Nội vào năm học 2017-2018.

Sang Yun đã mạnh dạn lựa chọn học 8 môn theo chương trình IGCSE chỉ trong thời gian một năm. Em đã đạt thành tích đáng nể với 7 điểm A* và một điểm A, trong đó có điểm số cao nhất thế giới cho môn Toán.

"Khi được BIS Hà Nội chấp nhận hồ sơ theo học chương trình IGCSE, em cảm thấy hơi lo lắng vì chỉ có một năm để hoàn thành chương trình. Tuy vậy, với sự khuyến khích và giúp đỡ của thầy cô, em đã quyết tâm chấp nhận thử thách để xem khả năng của mình có thể đạt được tới đâu", Sang Yun chia sẻ.

Thành tích này có ý nghĩa rất lớn với Sang Yun bởi em chưa từng theo học một giáo trình quốc tế nào trước đó, chưa kể tới việc thời gian học bị hạn chế. "Em thực sự rất vui khi đạt điểm số tuyệt đối, đặc biệt đó lại là với môn Toán - môn học không phải thế mạnh của em khi ở Hàn Quốc", Sang Yun nói.

Cậu học sinh Hàn Quốc cũng tiết lộ chính sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô đã giúp em bắt kịp với chương trình học và đạt được thành tích cao.

Tâm huyết của cô Fernandes trong việc giúp đỡ, thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển tối đa khả năng của bản thân cũng chính là mục tiêu mà đội ngũ giáo viên BIS Hà Nội luôn theo đuổi. "Chúng tôi muốn các em luôn sẵn sàng thử thách bản thân và có động lực phấn đấu trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình", cô cho biết.

>> Nguồn: Hoài Nhơn (vnexpress)

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Thông báo chính thức về nghỉ Tết 2019 của học sinh và công chức Hà Nội

Sở GDĐT Hà Nội vừa ra thông báo hướng dẫn các đơn vị, trường học nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 ngành GDĐT Hà Nội.





thong bao chinh thuc ve nghi tet 2019 cua hoc sinh va cong chuc ha noi

Theo đó, thời gian nghỉ Tết đối với các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm GDNN-GDTX, trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo Nhà trẻ Hà Nội và trường Bồi dưỡng Cán bộ Giáo dục Hà Nội, học sinh sẽ được nghỉ Tết 10 ngày liên tục (từ ngày 01/02 đến hết ngày 10/02); cán bộ, giáo viên, nhân viên được nghỉ Tết 09 ngày liên tục (từ ngày 02/02 đến hết ngày 10/02).

Cán bộ, công chức, viên chức của Sở GDĐT và các phòng GDĐT quận, huyện, thị xã được nghỉ Tết 09 ngày liên tục (từ ngày 02/02 đến hết ngày 10/02).

Trong thời gian nghỉ Tết, các đơn vị cần thực hiện nghiêm túc việc phân công trực và bảo vệ cơ quan, trường học, phối hợp với Công an địa phương để có các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng cháy nổ...

Cùng đó, phối hợp các đơn vị liên quan tuyên truyền, giáo dục đến học sinh, sinh viên trọng tâm thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông; không tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép; không chơi cờ bạc và các tệ nạn xã hội; không thực hiện vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo nổ hoặc các trò chơi nguy hiểm khác.

Công văn cũng yêu cầu, sau kỳ nghỉ Tết, các đơn vị cần ổn định ngay nền nếp dạy, học và làm việc bình thường.

>> Nguồn: Phương Anh

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

Phong cách làm việc của người Nhật: 13 điều đáng học hỏi!

Cũng như các quốc gia khác, Nhật Bản có những thói quen và văn hóa ứng xử nơi văn phòng mang đặc thù riêng biệt của mình. Phong cách làm việc của người Nhật toát lên phẩm chất lịch thiệp và nghiêm túc rất đúng với chất Nhật Bản.

phong cach lam viec cua nguoi nhat - 13 dieu dang hoc hoi


13 điểm đặc biệt trong phong cách làm việc của người Nhật chốn công sở


Cuối đầu chào nhau để thể hiện sự tôn trọng và lịch sự



1. Luôn tôn trọng đối tác

Trong một cuộc gặp gỡ, người Nhật bao giờ cũng bắt đầu bằng việc trao đổi danh thiếp một cách trịnh trọng nhất.

Khi nhận danh thiếp của đối tác, bạn phải nhận bằng hai tay và đọc lại những thông tin được in trên đó một cách cẩn thận, sau đó đặt nó vào trong chiếc hộp chuyên để card hoặc đặt trên bàn ngay trước mặt của người đối diện, sử dụng nó trong cuộc nói chuyện khi cần. Nếu bạn cất luôn tấm danh thiếp vào túi sẽ bị cho là không tôn trọng người khác.

2. Học tập những người đi trước

Trong những cuộc họp, người Nhật luôn trực tiếp đưa ý kiến của mình tới người có cấp bậc cao nhất để giải trình ý kiến. Văn hóa của người Nhật luôn coi trọng giá trị của những người đi trước vì sự hiểu biết, từng trải và cả những kinh nghiệm đáng quý mà họ để lại. Dù ở cấp bậc nghề nghiệp như nhau, nhưng đối với những người lớn tuổi hơn thì phải tôn trọng những ý kiến của họ.

3. Yêu công việc

Yêu công việc, hết lòng vì công việc
Hết lòng với công việc chính là điểm đặc trưng dễ thấy trong phong cách làm việc của người Nhật. Người Nhật rất yêu công việc, họ coi công việc như cuộc sống của mình, và họ quan niệm rằng “sống để làm việc chứ không phải làm việc để sống”. Họ chăm chỉ làm việc suốt đời và hạnh phúc khi được làm việc.

4. Nỗ lực suốt đời

Người Nhật coi trọng sự chăm chỉ nỗ lực từng chút một và lâu dài hơn là sự xuất sắc nhất thời. Nói chung, họ coi trọng địa vị xã hội, nể phục một người nào đó vì có nhiều đóng góp cho cộng đồng chứ không đơn thuần đánh giá qua hình thức bề ngoài.

5. Nâng cao tinh thần bằng những khẩu hiệu

Rất nhiều doanh nghiệp của Nhật bắt đầu ngày làm việc bằng cách tập hợp công nhân, xếp hàng và cùng nhau hô to khẩu hiệu của công ty. Đó là một cách tạo cảm hứng, động lực và sự đoàn kết trong công việc.
Mỗi cuộc tập hợp vào buổi sáng sẽ đi kèm với những lời nhắc nhở, khen thưởng, mục tiêu của công ty… giúp mọi người rút ra kinh nghiệm và sửa chữa nếu sai phạm, hoặc phát huy tinh thần khi được khen thưởng.

6. Làm hết sức, chơi hết mình

Sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhoài, người Nhật luôn sẵn sàng “xả hơi” thoải mái tại các quán bar, karaoke… Ngoài ra các câu lạc bộ khiêu vũ, trung tâm mua sắm, khu vui chơi cũng là những điểm đến lý tưởng được nhiều người chọn lựa.

7. Tôn trọng quyết định của nhóm

Người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công. Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau. Họ ưu tiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm một chút, nhưng cuối cùng, vẫn đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói chung.

8. Nói giảm, nói tránh

Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu. Họ không thích và không bao giờ nói “Không”. Mọi lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được phối hợp nhằm tránh gây hiềm khích nơi người nghe. Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận.

9. Đúng giờ

Người Nhật luôn luôn tuân thủ theo nguyên tắc đúng giờ
Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của “kao”, tức là thể diện. Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội. Nhắc tới phong cách làm việc của người Nhật, người ra dễ dàng nghĩ ngay đến đặc điểm này.

Một hành động thể hiện bản chất này là đối với bất kỳ cuộc hẹn nào, người Nhật cũng thường đến sớm một chút.

10. Duy trì liên lạc


Ở Nhật Bản, gọi điện và hẹn gặp trực tiếp được đánh giá cao hơn rất nhiều so với gửi thư, fax hay email. Dành thời gian để tiếp xúc trực tiếp với đối tác được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng họ. Người Nhật rất coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây, bạn cần biết cách duy trì liên lạc qua lại, gián tiếp hoặc trực tiếp.

11. Luôn nói “Cảm ơn”

Một nét đẹp tuyệt vời trong văn hóa và trong phong cách làm việc của người Nhật đó là nói “Cảm ơn”. Thậm chí có thể nói rằng, người Nhật luôn thường trực từ “Cảm ơn” trên môi trong bất kỳ tình huống nào.

12. Tôn trọng kỷ luật, tuân thủ nguyên tắc

Trong phong cách làm việc của người Nhật, sự nghiêm túc luôn được đặt nặng bởi tính kỷ luật của người Nhật rất cao, thể hiện qua việc tuân thủ quy tắc của công ty; bị khiển trách nếu như người cũ đã làm nhiều rồi mà vẫn sai; trong giờ làm việc, chỉ tập trung cao độ vào công việc, tuyệt đối không có kiểu vừa làm vừa chơi.

13. Tôn trọng sự yên lặng

Đã có điều lệ cấm nghe điện thoại ở nơi công cộng ở Nhật vì họ đặc biệt tôn trọng sự yên lặng. Ngồi trên xe điện hay xe bus bạn sẽ thấy yên lặng như ở thư viện. Mọi người đọc sách, nghe nhạc…nếu có trò chuyện thì cũng rất khẽ và nhẹ nhàng.

Cách ứng xử khôn khéo, mềm mỏng, lịch sự trong việc làm cùng với môi trường tốt đã giúp người Nhật có những thành công tuyệt vời trong kinh doanh.

>> Nguồn: timviecnhanh

Các bạn đã học tập được những gì từ cách ứng xử đó?