This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Lùi thời gian thay đổi cấu trúc bài thi TOEIC

Bài thi TOEIC mới sẽ bám sát xu hướng sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc và giao tiếp thường ngày. Tại Việt Nam, bài thi sẽ cập nhật từ ngày 1/6.

Lùi thời gian thay đổi cấu trúc bài thi TOEIC







Theo thông báo mới nhất của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS), tại Việt Nam, thời gian chính thức áp dụng bài thi TOEIC cập nhật sẽ bắt đầu từ ngày 1/6, thay vì ngày 15/2 như đã thông báo trước đó.

Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam, đại diện của Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, đã khuyến cáo các thí sinh không cần lo lắng về độ khó của bài thi TOEIC cập nhật.

Thay vì đăng ký dự thi gấp rút khi chưa có sự chuẩn bị kỹ càng, thí sinh nên dành thời gian cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Anh và làm quen dạng thức cập nhật để có thể giành kết quả cao khi dự thi.

Trao đổi với Zing.vn, ông Đoàn Hồng Nam - Chủ tịch Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam - cho biết những câu hỏi trong bài thi TOEIC cập nhật sẽ được thiết kế bám sát xu hướng sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc và giao tiếp thường ngày của các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới.

Ngoài ra, bài thi sẽ không có bất cứ sự thay đổi khác biệt nào về thang điểm, mức độ khó dễ, số lượng và độ dài các phần (kỹ năng) thi.

Trước đó, ngày 30/11/2018 và 1/12/2018, hàng nghìn người xếp hàng tại trung tâm IIG TP.HCM (quận 3) để đăng ký dự thi chứng chỉ TOEIC vì lo ngại từ ngày 15/2 cấu trúc đề thi mới sẽ khó hơn. Số người xếp hàng đông đến nỗi nhiều bạn trẻ phải đến đây từ 0h để giữ chỗ.

Nhiều giáo viên, học viên, sinh viên tại TP.HCM xác nhận họ chưa từng thấy cảnh tượng chen chúc đăng ký thi chứng chỉ tiếng Anh như hai ngày 30/11/2018 và 1/12/2018.

>> Nguồn: Zing.vn

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Mã hóa dữ liệu chấm thi THPT quốc gia phòng ngừa gian lận


Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ có một số điều chỉnh nhằm hạn chế những tiêu cực song không nhiều ảnh hưởng đến thí sinh.


Chia sẻ với VietNamNet, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, đề thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ có nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là kiến thức lớp 12.

"Đề thi có những câu bảo đảm ngưỡng cơ bản để xét mục đích tốt nghiệp, và có cả những câu có tác dụng phân hóa để giúp cho công tác tuyển sinh ĐH, CĐ".

Theo ông Trinh, năm nay Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi tham khảo từ rất sớm nên có giá trị tham khảo rất tốt cho việc dạy học, ôn tập của các nhà trường, học sinh.

Để tăng cường ý nghĩa, vai trò của kỳ thi thì năm nay, tỉ lệ điểm của kỳ thi THPT dùng để xét tốt nghiệp sẽ được tăng lên so với tỉ lệ điểm kết quả học tập lớp 12. Bộ GD-ĐT đang dự kiến xét tốt nghiệp với tỷ lệ điểm kỳ thi THPT quốc gia so với điểm kết quả học tập lớp 12 là 70/30.

Mã hóa dữ liệu chấm thi THPT quốc gia phòng ngừa gian lận

Bộ GD-ĐT dự kiến xét tốt nghiệp năm 2019 với tỷ lệ điểm kỳ thi THPT quốc gia so với điểm kết quả học tập lớp 12 là 70/30

Về công tác tổ chức thi, năm nay Bộ GD-ĐT tăng cường hơn vai trò của các trường ĐH, trong đó quy định rất rõ các quy định về mặt kỹ thuật, đặc biệt về quyền hạn, chức năng của những người tham gia kỳ thi.

Ngoài ra, Bộ cũng tăng cường ứng dụng các kỹ thuật công nghệ trong các khâu.

"Trong khâu bảo quản đề thi, bài thi, ngoài những quy định như trước đây thì sẽ gắn thêm hệ thống camera giám sát. Sẽ có cải tiến, hỗ trợ về kĩ thuật công nghệ trong việc sắp xếp phòng thi để hướng tới việc phòng ngừa những gian lận có thể xảy ra" - ông Trinh nói.

Về chấm thi, ông Trinh cho biết, điểm đặc biệt của năm nay là Bộ sẽ giao cho các trường ĐH chấm bài trắc nghiệm với phần mềm được hoàn thiện hơn. Cụ thể, sẽ mã hóa toàn bộ các dữ liệu chấm thi, đánh phách điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh; lưu vết điện tử những quá trình, diễn biến sử dụng phần mềm này. "Và chỉ những người có chức năng mới có thể đọc được các thông tin đó, nhưng cũng không sửa được" - ông Trinh cho hay.

Bộ cũng sẽ tăng cường công tác tập huấn kĩ thuật ở tất cả các khâu, kĩ năng phòng ngừa các thiết bị gian lận sử dụng công nghệ cao, trong đó đặc biệt là khâu chấm thi.

Tất cả những giải pháp này nhằm phòng ngừa các gian lận có thể xảy ra. Tuy nhiên, ông Trinh cũng nhấn mạnh những điều chỉnh chủ yếu nằm ở khâu tổ chức thi và các lực lượng liên quan, còn đối với học sinh thì cơ bản kỳ thi được giữ ổn định.

"Những điều chỉnh này chủ yếu tác động nhiều đến đội ngũ cán bộ tổ chức thi. Do đó, thí sinh dự thi năm nay không nên quá lo lắng" - ông Trinh nói.

Còn theo thông tin từ Báo Tuổi Trẻ, sẽ không còn phòng thi riêng cho thí sinh tự do. Bộ GD-ĐT đang tính toán để thí sinh tự do sẽ được sắp xếp cùng phòng thi với học sinh THPT. Giải pháp này có thể ngăn chặn tiêu cực, giúp tổ chức kỳ thi công bằng, nghiêm túc.

Sở dĩ Bộ phải tính đến giải pháp này do năm 2018, một số thông tin rộ lên cho rằng điểm thi của thí sinh tự do ở một số địa phương cao bất thường. Thí sinh hệ GDTX và thí sinh tự do được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi do giám đốc sở GD-ĐT quyết định, được Bộ GD-ĐT lý giải là nhằm "tránh lộn xộn" do "nhiều thí sinh tự do chỉ thi ít môn chứ không thi đầy đủ các môn như học sinh lớp 12".

Cũng theo thông tin từ báo này, các trường đại học quân đội sẽ tăng cường kiểm tra, hậu kiểm.

Năm 2018, thông tin từ một số trường ĐH quân đội cho thấy một số thí sinh điểm cao của Hòa Bình, Sơn La dù trúng tuyển vào các trường này nhưng đã chủ động không nhập học. Đặc biệt, có trường quân đội còn phát hiện thí sinh điểm cao nhưng lại có "nghi vấn" về kết quả thi đó là không chính xác.

Đại diện Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng cho biết cũng có một số trường hợp khai man về điểm ưu tiên. Khi nhập học, nhà trường rà soát lại thấy việc khai báo không đúng, không đủ điều kiện trúng tuyển cũng đã bị trả về.

Theo  VietNamNet

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

3 học sinh Hà Nội trở thành thủ khoa thế giới trong kỳ thi của Cambridge

Hải Hà, Hằng Giang, Sang Yun đạt điểm số tuyệt đối môn Toán và giành giải Thủ khoa thế giới trong kỳ thi lấy chứng chỉ Trung học Phổ thông Quốc tế Cambridge.

Tổ chức giáo dục quốc tế Cambridge Assessment International Education (trực thuộc Đại học Cambridge) vừa công bố danh sách những học sinh có kết quả xuất sắc nhất trong kỳ thi lấy chứng chỉ Trung học Phổ thông Quốc tế Cambridge (IGCSE) được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 6/2018.

Các giải thưởng được công bố gồm: "Thủ khoa Việt Nam của từng bộ môn" (Top in Vietnam of all subjects), "Thủ khoa Việt Nam tính tổng các môn thi IGCSE, AS Levels và A Level" (Best across IGCSEs, AS levels and A Levels High Achievement) và "Thủ khoa Thế giới" (Top in the World).

Trong 5 học sinh đạt giải thưởng "Thủ khoa Thế giới", có 3 em đến từ Trường Quốc tế Anh Hà Nội (BIS Hà Nội) là Sang Yun (khối 12), Hải Hà (khối 11) và Hằng Giang (khối 11). Các em đều đạt điểm tuyệt đối với môn Toán và giành vị trí cao nhất trên toàn thế giới.




Học sinh Trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội đạt điểm số cao nhất thế giới trong kì thi của Cambridge

 (Từ trái sang) Cô Kerry Fernandes - Trưởng bộ môn Toán; các em học sinh: Hải Hà, Hằng Giang, Sang Yun; thầy Tim Webb - Phó hiệu trưởng Trung học của trường BIS Hà Nội.

(Từ trái sang) Cô Kerry Fernandes - Trưởng bộ môn Toán; các em học sinh: Hải Hà, Hằng Giang, Sang Yun; thầy Tim Webb - Phó hiệu trưởng Trung học của trường BIS Hà Nội.


Chương trình IGCSE là chương trình giáo dục quốc tế phổ biến do Đại học Cambridge xây dựng dành cho học sinh từ 14 đến 16 tuổi (khối 10 và khối 11).

Các môn học theo chương trình được giảng dạy trong 2 năm. Kết thúc, học sinh sẽ tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ do Trung tâm khảo thí của Đại học Cambridge tổ chức. Chứng chỉ IGCSE được công nhận rộng rãi tại các trường đại học, cao đẳng và nhà tuyển dụng toàn thế giới.

Chương trình học IGCSE cân bằng và linh hoạt với 5 nhóm môn học. Trong mỗi nhóm có nhiều môn học khác nhau để lựa chọn. Cụ thể: nhóm 1 - Ngôn ngữ (ví dụ: ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ thứ hai, ngoại ngữ); nhóm 2 - Khoa học xã hội và nhân văn (ví dụ: Địa lý, Văn học, Lịch sử); nhóm 3 - Khoa học tự nhiên (ví dụ: Sinh học, Hóa học, Vật lý); nhóm 4 - Toán học (ví dụ: Toán học, Toán nâng cao); nhóm 5 - Sáng tạo, Công nghệ và Hướng nghiệp (ví dụ: Kế toán, Nghiên cứu Kinh doanh, Công nghệ thông tin, Âm nhạc).

Phần lớn các môn học đều có 2 lựa chọn: chương trình chuẩn và mở rộng. Điều này cho phép học sinh ở các cấp độ học lực khác nhau có thể thoải mái lựa chọn môn phù hợp để đạt thành tích cao. Thang điểm được sử dụng trong chương trình là thang điểm chữ từ A* đến G, với A* là điểm cao nhất.

Hải Hà, Hằng Giang và cả Sang Yun đều bước vào kỳ thi lấy chứng chỉ IGCSE môn Toán chỉ sau một năm học - tức chỉ bằng một nửa so với bình thường. Vì vậy khi đạt điểm tối đa trong cuộc thi mang tính toàn cầu, các em đã mang đến niềm tự hào cho gia đình và cả thầy cô Trường BIS Hà Nội.

Cô Kerry Fernandes - Trưởng bộ môn Toán trường BIS Hà Nội, chia sẻ: "Sự nỗ lực và kiên trì phấn đấu trong suốt năm học đã giúp các em đạt được kết quả xứng đáng. Tập thể giáo viên bộ môn Toán của trường rất tự hào về các em".

Bí quyết của 3 thủ khoa thế giới là hãy lựa chọn môn học bạn thực sự yêu thích, chứ không phải do ba mẹ lựa chọn hay chạy theo số đông. Thứ 2, hãy đọc kỹ sách giáo khoa ít nhất 3 lần trước kỳ thi. Việc đọc đi đọc lại một nội dung sẽ giúp bạn làm quen và ghi nhớ nhanh hơn. Cuối cùng, hãy tập làm bài kiểm tra thử trong thời gian đúng như kỳ thi thật và tự chấm điểm. Điều này sẽ giúp bạn làm quen với kỳ thi, cách trả lời các câu hỏi và nhận dạng những lỗi hay mắc phải để tránh lặp lại.

3 học sinh Hà Nội trở thành thủ khoa thế giới trong kỳ thi của Cambridge
Hải Hà (giữa) đang thực hành thí nghiệm với các bạn cùng lớp trong một tiết Khoa học.


Ngoài những bí quyết nêu trên, sau khi biết kết quả, Hải Hà khẳng định một trong những yếu tố mang tính quyết định cho thành tích của em trong kỳ thi lần này là sự giúp đỡ tận tình của cô Fernandes. "Cô chính là người đã dìu dắt chúng em trong suốt khóa học. Mặc dù thời gian bị hạn chế, cô vẫn sắp xếp dạy chúng em toàn bộ kiến thức của môn Toán theo chương trình và dành thời gian cho chúng em ôn tập", em nói.

Hằng Giang bày tỏ thêm: "Những lời khuyên của cô Fernandes rất hữu ích, giúp chúng em vượt qua sự căng thẳng trước kỳ thi".

Một trong 3 học sinh khá đặc biệt đã đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi IGCSE môn Toán là Sang Yun. Rời Hàn Quốc tới Việt Nam cùng gia đình, Sang Yun theo học lớp 11 tại BIS Hà Nội vào năm học 2017-2018.

Sang Yun đã mạnh dạn lựa chọn học 8 môn theo chương trình IGCSE chỉ trong thời gian một năm. Em đã đạt thành tích đáng nể với 7 điểm A* và một điểm A, trong đó có điểm số cao nhất thế giới cho môn Toán.

"Khi được BIS Hà Nội chấp nhận hồ sơ theo học chương trình IGCSE, em cảm thấy hơi lo lắng vì chỉ có một năm để hoàn thành chương trình. Tuy vậy, với sự khuyến khích và giúp đỡ của thầy cô, em đã quyết tâm chấp nhận thử thách để xem khả năng của mình có thể đạt được tới đâu", Sang Yun chia sẻ.

Thành tích này có ý nghĩa rất lớn với Sang Yun bởi em chưa từng theo học một giáo trình quốc tế nào trước đó, chưa kể tới việc thời gian học bị hạn chế. "Em thực sự rất vui khi đạt điểm số tuyệt đối, đặc biệt đó lại là với môn Toán - môn học không phải thế mạnh của em khi ở Hàn Quốc", Sang Yun nói.

Cậu học sinh Hàn Quốc cũng tiết lộ chính sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô đã giúp em bắt kịp với chương trình học và đạt được thành tích cao.

Tâm huyết của cô Fernandes trong việc giúp đỡ, thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển tối đa khả năng của bản thân cũng chính là mục tiêu mà đội ngũ giáo viên BIS Hà Nội luôn theo đuổi. "Chúng tôi muốn các em luôn sẵn sàng thử thách bản thân và có động lực phấn đấu trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình", cô cho biết.

>> Nguồn: Hoài Nhơn (vnexpress)

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Thông báo chính thức về nghỉ Tết 2019 của học sinh và công chức Hà Nội

Sở GDĐT Hà Nội vừa ra thông báo hướng dẫn các đơn vị, trường học nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 ngành GDĐT Hà Nội.





thong bao chinh thuc ve nghi tet 2019 cua hoc sinh va cong chuc ha noi

Theo đó, thời gian nghỉ Tết đối với các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm GDNN-GDTX, trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo Nhà trẻ Hà Nội và trường Bồi dưỡng Cán bộ Giáo dục Hà Nội, học sinh sẽ được nghỉ Tết 10 ngày liên tục (từ ngày 01/02 đến hết ngày 10/02); cán bộ, giáo viên, nhân viên được nghỉ Tết 09 ngày liên tục (từ ngày 02/02 đến hết ngày 10/02).

Cán bộ, công chức, viên chức của Sở GDĐT và các phòng GDĐT quận, huyện, thị xã được nghỉ Tết 09 ngày liên tục (từ ngày 02/02 đến hết ngày 10/02).

Trong thời gian nghỉ Tết, các đơn vị cần thực hiện nghiêm túc việc phân công trực và bảo vệ cơ quan, trường học, phối hợp với Công an địa phương để có các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng cháy nổ...

Cùng đó, phối hợp các đơn vị liên quan tuyên truyền, giáo dục đến học sinh, sinh viên trọng tâm thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông; không tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép; không chơi cờ bạc và các tệ nạn xã hội; không thực hiện vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo nổ hoặc các trò chơi nguy hiểm khác.

Công văn cũng yêu cầu, sau kỳ nghỉ Tết, các đơn vị cần ổn định ngay nền nếp dạy, học và làm việc bình thường.

>> Nguồn: Phương Anh

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

Phong cách làm việc của người Nhật: 13 điều đáng học hỏi!

Cũng như các quốc gia khác, Nhật Bản có những thói quen và văn hóa ứng xử nơi văn phòng mang đặc thù riêng biệt của mình. Phong cách làm việc của người Nhật toát lên phẩm chất lịch thiệp và nghiêm túc rất đúng với chất Nhật Bản.

phong cach lam viec cua nguoi nhat - 13 dieu dang hoc hoi


13 điểm đặc biệt trong phong cách làm việc của người Nhật chốn công sở


Cuối đầu chào nhau để thể hiện sự tôn trọng và lịch sự



1. Luôn tôn trọng đối tác

Trong một cuộc gặp gỡ, người Nhật bao giờ cũng bắt đầu bằng việc trao đổi danh thiếp một cách trịnh trọng nhất.

Khi nhận danh thiếp của đối tác, bạn phải nhận bằng hai tay và đọc lại những thông tin được in trên đó một cách cẩn thận, sau đó đặt nó vào trong chiếc hộp chuyên để card hoặc đặt trên bàn ngay trước mặt của người đối diện, sử dụng nó trong cuộc nói chuyện khi cần. Nếu bạn cất luôn tấm danh thiếp vào túi sẽ bị cho là không tôn trọng người khác.

2. Học tập những người đi trước

Trong những cuộc họp, người Nhật luôn trực tiếp đưa ý kiến của mình tới người có cấp bậc cao nhất để giải trình ý kiến. Văn hóa của người Nhật luôn coi trọng giá trị của những người đi trước vì sự hiểu biết, từng trải và cả những kinh nghiệm đáng quý mà họ để lại. Dù ở cấp bậc nghề nghiệp như nhau, nhưng đối với những người lớn tuổi hơn thì phải tôn trọng những ý kiến của họ.

3. Yêu công việc

Yêu công việc, hết lòng vì công việc
Hết lòng với công việc chính là điểm đặc trưng dễ thấy trong phong cách làm việc của người Nhật. Người Nhật rất yêu công việc, họ coi công việc như cuộc sống của mình, và họ quan niệm rằng “sống để làm việc chứ không phải làm việc để sống”. Họ chăm chỉ làm việc suốt đời và hạnh phúc khi được làm việc.

4. Nỗ lực suốt đời

Người Nhật coi trọng sự chăm chỉ nỗ lực từng chút một và lâu dài hơn là sự xuất sắc nhất thời. Nói chung, họ coi trọng địa vị xã hội, nể phục một người nào đó vì có nhiều đóng góp cho cộng đồng chứ không đơn thuần đánh giá qua hình thức bề ngoài.

5. Nâng cao tinh thần bằng những khẩu hiệu

Rất nhiều doanh nghiệp của Nhật bắt đầu ngày làm việc bằng cách tập hợp công nhân, xếp hàng và cùng nhau hô to khẩu hiệu của công ty. Đó là một cách tạo cảm hứng, động lực và sự đoàn kết trong công việc.
Mỗi cuộc tập hợp vào buổi sáng sẽ đi kèm với những lời nhắc nhở, khen thưởng, mục tiêu của công ty… giúp mọi người rút ra kinh nghiệm và sửa chữa nếu sai phạm, hoặc phát huy tinh thần khi được khen thưởng.

6. Làm hết sức, chơi hết mình

Sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhoài, người Nhật luôn sẵn sàng “xả hơi” thoải mái tại các quán bar, karaoke… Ngoài ra các câu lạc bộ khiêu vũ, trung tâm mua sắm, khu vui chơi cũng là những điểm đến lý tưởng được nhiều người chọn lựa.

7. Tôn trọng quyết định của nhóm

Người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công. Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau. Họ ưu tiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm một chút, nhưng cuối cùng, vẫn đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói chung.

8. Nói giảm, nói tránh

Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu. Họ không thích và không bao giờ nói “Không”. Mọi lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được phối hợp nhằm tránh gây hiềm khích nơi người nghe. Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận.

9. Đúng giờ

Người Nhật luôn luôn tuân thủ theo nguyên tắc đúng giờ
Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của “kao”, tức là thể diện. Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội. Nhắc tới phong cách làm việc của người Nhật, người ra dễ dàng nghĩ ngay đến đặc điểm này.

Một hành động thể hiện bản chất này là đối với bất kỳ cuộc hẹn nào, người Nhật cũng thường đến sớm một chút.

10. Duy trì liên lạc


Ở Nhật Bản, gọi điện và hẹn gặp trực tiếp được đánh giá cao hơn rất nhiều so với gửi thư, fax hay email. Dành thời gian để tiếp xúc trực tiếp với đối tác được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng họ. Người Nhật rất coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây, bạn cần biết cách duy trì liên lạc qua lại, gián tiếp hoặc trực tiếp.

11. Luôn nói “Cảm ơn”

Một nét đẹp tuyệt vời trong văn hóa và trong phong cách làm việc của người Nhật đó là nói “Cảm ơn”. Thậm chí có thể nói rằng, người Nhật luôn thường trực từ “Cảm ơn” trên môi trong bất kỳ tình huống nào.

12. Tôn trọng kỷ luật, tuân thủ nguyên tắc

Trong phong cách làm việc của người Nhật, sự nghiêm túc luôn được đặt nặng bởi tính kỷ luật của người Nhật rất cao, thể hiện qua việc tuân thủ quy tắc của công ty; bị khiển trách nếu như người cũ đã làm nhiều rồi mà vẫn sai; trong giờ làm việc, chỉ tập trung cao độ vào công việc, tuyệt đối không có kiểu vừa làm vừa chơi.

13. Tôn trọng sự yên lặng

Đã có điều lệ cấm nghe điện thoại ở nơi công cộng ở Nhật vì họ đặc biệt tôn trọng sự yên lặng. Ngồi trên xe điện hay xe bus bạn sẽ thấy yên lặng như ở thư viện. Mọi người đọc sách, nghe nhạc…nếu có trò chuyện thì cũng rất khẽ và nhẹ nhàng.

Cách ứng xử khôn khéo, mềm mỏng, lịch sự trong việc làm cùng với môi trường tốt đã giúp người Nhật có những thành công tuyệt vời trong kinh doanh.

>> Nguồn: timviecnhanh

Các bạn đã học tập được những gì từ cách ứng xử đó?

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Thủ tướng Malaysia kêu gọi giáo dục cần ưu tiên học tiếng Anh

Hôm 7/1, Thủ tướng Mahathir Mohamad đã đề nghị các nhà giáo dục tiếp tục đóng góp vai trò của mình trong việc hoàn thành mục tiêu mà Chính phủ đề ra nhằm tạo ra một thế hệ sử dụng tiếng Anh thành thạo.




thu tuong malaysia keu goi giao duc can uu tien hoc tieng anh
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad


Ông nói, các giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng công dân. Đó là lý do tại sao Chính phủ rất chú trọng vào giáo dục.

“Đừng để nó trở thành một vấn đề chính trị và khiến người dân không có cơ hội tiếp nhận kiến thức vì lợi ích chính trị nhóm”.

“Chúng ta cần phải thành thạo tiếng Anh, và tôi hi vọng rằng các nhà giáo dục sẽ ưu tiên cho nó vì đây là ngôn ngữ của khoa học và công nghệ”.

“Giáo dục sẽ tiếp tục thay đổi để chúng ta nhận được nhiều lợi ích hơn từ hệ thống giáo dục quốc gia” – ông Mahathir chia sẻ trong một cuộc gặp gỡ với các nhà giáo dục ở Terengganu hôm 7/1.

Thủ tướng Mahathir đang có chuyến thăm 1 ngày tới Terengganu – chuyến thăm đầu tiên của ông tới đây kể từ sau chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi năm ngoái.

Ông Mahatir cho biết Chính phủ Malaysia sẽ giới thiệu một hệ thống giáo dục hướng đến các chương trình giúp nâng cao trình độ của người Malaysia.

“Chính sách giáo dục của chúng ta không chỉ nhằm mục đích truyền đạt kiến thức, mà còn để hình thành nhân cách. Để làm được việc này, chúng ta cần tập trung vào các giáo lý tôn giáo của mình (Hồi giáo), về các giá trị sống cần xây dựng trong Hồi giáo. Tôi hi vọng tất cả giáo viên sẽ xem xét vấn đề này”.

“Chúng ta sẽ thay đổi chương trình học ở trường để tập trung vào việc nắm vững các giáo lý Hồi giáo thực sự, thành thạo tiếng Anh cũng như khoa học và công nghệ, để chúng ta có thể sánh vai cùng các dân tộc khác trên thế giới” – ông nói.

Trước đó, Thủ tướng Mahathir cho biết, Chính phủ nước này hiện đang tái thiết và phát triển đất nước trở nên tốt đẹp hơn và để làm được điều này, giáo dục cần được ưu tiên.

Theo Nguyễn Thảo(Theo Free Malaysia Today)



Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

Phụ huynh nên dạy học kỹ năng giao tiếp cho trẻ như thế nào cho đúng?

Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng mềm quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Học kỹ năng giao tiếp cho bé là một trong những kỹ năng cần được trau dồi và rèn luyện ngay từ còn bé để hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của bé cho đến khi bé lớn lên. Vậy dạy bé học kỹ năng giao tiếp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

phu huynh nen day ky nang giao tiep cho tre nhu the nao

1. Vì sao bé cần học kỹ năng giao tiếp?

Như chúng ta đã biết, giao tiếp không đơn giản chỉ là nghe và nói đơn thuần mà nó còn là một nghệ thuật và cần sử dụng phối hợp các kỹ năng cần thiết để đạt được hiệu quả cao nhất khi truyền đạt thông tin. Có rất nhiều kỹ năng khác nhau được phối hợp trong giao tiếp như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu vấn đề, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể hay là kỹ năng sử dụng ngôn từ,…

Để giao tiếp một cách tốt nhất thì chúng ta phải kiên trì học lắng nghe, học tiếp thu dần dần và rút kinh nghiệm mỗi ngày. Khi giao tiếp tốt chúng ta sẽ giúp người nghe hiểu được những gì chúng ta muốn truyền tải, và thậm chí còn giúp chúng ta có những mối quan hệ tốt, công việc tốt.

Ngày nay càng ngày càng có rất nhiều người gặp khó khăn trong giao tiếp, thậm chí là tự kỉ, ít nói. Đó chính là hậu quả của việc không được học các lớp học kỹ năng giao tiếp cho bé cũng như không được dạy về kỹ năng giao tiếp hằng ngày.

Các chuyên gia khuyên nên cho bé được học kỹ năng giao tiếp từ nhỏ. Bởi khi đó não bộ trẻ nhỏ đang phát triển, khi trẻ được học ngay từ nhỏ thì vùng não bộ giao tiếp của trẻ sẽ được mở rộng và chắc chắn khi lớn lên việc giao tiếp sẽ thành một vấn đề đơn giản và quen thuộc

2. Những cơ quan giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng giao tiếp

Chú ý: Trước khi vào vấn đề học kỹ năng giao tiếp cho bé như thế nào thì có một vài lưu ý bố mẹ cần nhớ. Đó là bố mẹ chính là tấm gương đầu tiên cho con về việc giao tiếp cho nên cần chú ý đến thái độ giao tiếp của mình. Bên cạnh đó bố mẹ cần dành thời gian giao tiếp nhiều với bé để bé học dần dần. Bạn biết đấy, khi còn bé thì bạn chính là những thầy cô giáo mà trẻ nghe lời nhất. Thêm một điều quan trọng nữa là bạn cần chú ý chăm sóc những bộ phận sau đây của trẻ nếu muốn trẻ học kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thành công.
Mắt: Mắt là cơ quan quan trọng trên cơ thể hay còn được gọi là “cửa sổ tâm hồn” của mỗi con người. Mắt có nhiệm vụ tiếp nhận những thông tin từ bên ngoài, chính vì thế nếu muốn đảm bảo trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt thì bố mẹ cần bảo vệ đôi mắt của con một cách cẩn thận, nên tránh những tác nhân gây hại cho mắt như ánh sáng quá chói, đặc biệt không nên cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính hay tivi. Lúc mới sinh ra thì mắt chính là cơ quan biểu hiện những ý muốn của trẻ, giúp trẻ truyền đi tín hiệu của mình.
Tai: Như chúng ta đã biết tai cũng là một trong ba cơ quan tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, khi trẻ nghe được thông tin, truyền về não bộ xử lý và sau đó phản hồi lại thông tin cho người khác. Khi cho trẻ học kỹ năng giao tiếp, bố mẹ cần lưu ý rằng chỉ khi trẻ nghe được thì vùng ngôn ngữ của trẻ mới phát triển và sau đó mới nói theo được.
Ngôn ngữ: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong giao tiếp, chắc chắn rồi. Nếu bạn để ý thì khi còn rất bé, trẻ sẽ bập bẹ nói những từ đơn giản và khi bạn tập cho trẻ nói những từ như mẹ, ba,..thì thường trẻ sẽ nói theo. Chính vì vậy mà bạn nên dành nhiều thời gian nói chuyện với bé, điều này rất quan trọng để giúp kỹ năng giao tiếp của bé phát triển.


3. Những cách dạy học kỹ năng giao tiếp cho trẻ. 

Hãy cho trẻ thấy bạn đang lắng nghe

Lắng nghe một cách nghiêm túc là cách đầu tiên khi bạn dạy trẻ học kỹ năng giao tiếp. Đây là một kỹ năng tốt và cần thiết cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Bạn biết đấy, khi bạn tham gia vào quá trình giao tiếp với trẻ, bạn lắng nghe những gì trẻ nói một cách nghiêm túc, bạn không hề chú ý đến việc khác khi trẻ nói. Chính thái độ đó của bạn sẽ dạy trẻ cũng cần phải lắng nghe một cách nghiêm túc khi người khác nói chuyện với mình.

Hãy khuyến khích trẻ giao tiếp nhiều hơn

Cách tiếp theo trong bài học kỹ năng giao tiếp cho bé đó là hãy khuyến khích trẻ bộc lộ suy nghĩ của mình nhiều hơn. Các chuyên gia khuyên rằng, để khuyến khích trẻ đặt câu hỏi thì cô giáo và bố mẹ nên đưa ra một vấn đề hoặc một đồ vật và sau đó gợi mở các câu hỏi liên quan đến chủ đề đó để các con trả lời. Nhưng chú ý là hãy nói chuyện với trẻ như những người bạn nhé, trẻ sẽ thoải mái hơn rất nhiều.

Dạy cho trẻ biết điều không nên làm và nên làm

Chắc chắn bạn không muốn con của mình trở nên như một người máy đúng không? Có nhiều bố mẹ có quan niệm là con còn bé, chiều con một tý chắc không sao nên rất bao bọc con của mình. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ trở nên người thụ động, không nói ra ý kiến của mình, đến chỗ đông người thì ngại, lớn lên gặp khó khăn một chút thì suy sụp. Bởi vậy mà ngay từ khi còn bé hãy dạy trẻ những gì nên làm, những gì không nên làm.

Ví dụ như đi chơi thì khu vực nào được chơi, khu vực nào không được chơi, dạy trẻ tự ăn uống, tự chọn quần áo mặc,…để trẻ luôn chủ động và biết quy tắc ứng xử trong xã hội. Đây là bài học rất quan trọng học kỹ năng giao tiếp để trẻ không thấy xa lạ với xã hội. 

Giáo dục tác động từ hành vi của bố mẹ

Đôi khi vì bực tức hay nóng giận mà bạn có thể mắng con, vô tình nói ra những câu nói không hay làm trẻ học theo. Bố mẹ chính là nhà giáo dục đầu tiên của con cái, bạn nên để ý đến những lời nói và hành động của mình để con cái noi gương theo nhé.

Có những điều sau chắc chắn là cần phải dạy con biết:


Biết xin lỗi  nhận lỗi và  biết cảm ơn
Chào hỏi người lớn tuổi hơn
Khi người khác nói không cướp lời và nói leo
Khi chưa được sự đồng ý của người khác không được tự tiện lấy đồ của họ. 


>> Nguồn: hanoiacademy

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Toán học Việt Nam đứng đầu ASEAN về công bố quốc tế

Ngày 1/1/2019 vừa qua, nhóm Trắc lượng khoa học Việt Nam (Scientometrics for Vietnam - S4VN), đã giới thiệu báo cáo của nhóm về kết quả công bố quốc tế trên các tạp chí ISI (là những tạp chí quốc tế có uy tín) của ngành toán Việt Nam, về số lượng và chất lượng, tốc độ tăng trưởng trong mối tương quan với các nước ASEAN từ năm 2013 đến nay.

toan hoc viet nam dung dau asean ve cong bo quoc te
Toán học Việt Nam đứng đầu ASEAN về công bố quốc tế


Theo báo cáo này, số lượng công bố ISI của ngành toán học Việt Nam trong năm 2018 (tính đến 28/10) xếp thứ 32 trên thế giới (304 bài), dẫn đầu các nước ASEAN, bỏ xa nước thứ 2 (là Singapore, 196 bài) 11 bậc.

Năm 2017, Việt Nam đạt vị trí 31 với 368 bài, trong khi đó Singapore đạt vị trí 46 với 190 bài. Trong khi đó năm 2013, Singapore giữ vị trí đứng đầu ASEAN ở vị trí 39, Việt Nam đứng thứ hai xếp thứ 41. Nhưng từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã liên tục giữ vị trí dẫn đầu các nước ASEAN về chỉ số này.

Về số lượt trích dẫn, từ 2015 đến nay, Việt Nam cũng đã vượt Singapore về số lượt trích dẫn tới các công bố ISI này. Không chỉ so với các nước ASEAN, S4VN còn so sánh kết quả công bố của Việt Nam và một số nước khác trong giai đoạn 2010 – 2018.

Vị trí của Việt Nam đang cao hơn một số nước như Nauy, Scotland, Đan Mạch, NewZeland, Ai Cập, Argentina… Ngoài môn Toán, bắt đầu từ tháng 10.2018, nhóm S4VN đã lần lượt trình bày các báo cáo kết quả công bố quốc tế ISI của Việt Nam trong mối tương quan với các nước ASEAN.

Theo các báo cáo này, ngành vật lý Việt Nam hiện đang đứng thứ ba tại ASEAN, sau Singapore, Malaysia. Trong lĩnh vực khoa học xã hội, Việt Nam cũng có những tăng trưởng đáng kể, tính theo số lượng công bố ISI, từ vị trí thứ 65 năm 2013 lên vị trí thứ 58 năm 2017 và năm 2018 hiện đang ở vị trí thứ 46.

Trong các lĩnh vực khoa học nói chung, Việt Nam vươn từ vị trí 55 năm 2013 lên vị trí 51 năm 2017 và năm 2018, tính tới 28.10, đang ở vị trí 46. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam xếp sau Singapore, Malaysia và Thái Lan, tính theo số công bố ISI về khoa học và công nghệ.

Trong các các ngành kỹ thuật, Việt Nam cũng có những tiến bộ vượt bậc, từ vị trí 57 năm 2013 lên vị trí 48 năm 2017 và năm 2018, tính tới 28.10, Việt Nam đang ở vị trí 40.

Tính theo số lượng công bố ISIphân ngành kỹ thuật, Việt Nam xếp sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. S4VN là một dự án nhằm cung cấp thông tin về kết quả nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

Hiện tại, dữ liệu của dự án được khai thác chủ yếu từ nguồn dữ liệu thuộc Web of Science do Viện Thông tin khoa học (Institute of Scientific Information – ISI) cung cấp. Mục tiêu của S4VN


>> Nguồn:Nghiêm Huê (Tiền phong)