This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

8 bộ phim hay nhất giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả


Bạn cảm thấy mệt mỏi khi phải học tiếng Anh trên lớp hay tốn quá nhiều thời gian học những cuốn giáo trình khô khan? Tại sao bạn không chọn cho mình cách học tiếng Anh qua phim vô cùng thực tế? Hãy tham khảo những bộ phim hay dưới đây ngay nhé. 

1. Extr@ English

Bộ phim tái hiện những tình huống giao tiếp thường ngày trong cuộc sống. Mỗi tập là một câu chuyện khác nhau.
 
Học tiếng Anh qua phim Extr@


Học tiếng Anh với Extr@ English:
  •     Nội dung phim hài hước, có nhiều tình tiết gây cười lôi cuốn người xem
  •     Nhân vật nói tiếng Anh với tốc độ chậm, lời thoại thông dụng, rõ ràng nên người xem có thể hiểu được nội dung phim một cách dễ dàng
  •     Người mới bắt đầu học trau dồi được khả năng phát âm cùng một số câu giao tiếp đơn giản thông dụng đã được biên soạn kỹ càng.
Extr@ English xứng đáng là bộ phim hay nhất để học tiếng Anh!

2. Friends

 
Học tiếng Anh qua phim Friend

Friends là một trong những hài kịch tình huống truyền hình của Mỹ nổi tiếng nhất vào khoảng những năm 1990 và còn tính ứng dụng cao cho đến tận bây giờ. Bộ phim kể về cuộc sống của 6 người bạn ở lứa tuổi đôi mươi (3 nam, 3 nữ); sinh sống tại khu Greenwich Village của New York.
  •     Bộ phim được dùng ở hầu hết các trung tâm dạy tiếng Anh trên nước Mỹ
  •     Là công cụ để luyện tập và cải thiện kỹ năng nghe – nói – phản xạ cho bạn.
  • Bộ phim mang đến cho bạn một cái nhìn chân thật và không thể chính xác hơn về xã hội Mỹ, phong cách sống, cách hành xử của người Mỹ.

3. How I met your mother

 
Học tiếng Anh qua phim How I Meet Your Mother


How I met your mother là câu chuyện được Ted Mosby (nhân vật chính phim) kể lại cho hai đứa con của mình; từ chuyện Ted muốn kết hôn năm 27 tuổi, rồi công cuộc tìm kiếm một nửa của anh ra sao, chuyện tình của anh thế nào… Đồng hành cùng người bố thú vị này là 4 người bạn khác và theo mạch câu chuyện, 4 người đó đã trở thành hai cặp đôi lạ lùng và hạnh phúc.
Thể loại phim hài hước này luôn xứng đáng để bạn chọn lựa; bạn sẽ không bao giờ cảm thấy buồn ngủ khi học tiếng Anh nữa.

4. Mom

Học tiếng Anh qua phim Mom

 

Mom kể về quá trình tìm lại cuộc sống của một bà mẹ độc thân tên Christy. Christy tỉnh dậy sau chuỗi ngày dài chìm đắm trong men say của rượu. Lúc này, cô đang phải tìm cách để quay trở lại cuộc sống của chính mình; giải quyết những vấn đề rắc rối mà hai đứa con đang tuổi mới lớn gây ra. Bên cạnh đó, cô cũng cần tìm cách để xây dựng lại mối quan hệ với những người xung quanh trong thung lũng Napa…
Bộ phim tạo ấn tượng với người học bởi:

  •     Ngôn ngữ thông dụng trong giao tiếp hàng ngày của cuộc sống
  •     Nội dung phim hài hước, có sức cuốn hút người xem

5. The BigBang theory

Học tiếng Anh qua phim The Big Bang Theory

 

Bộ phim kể về 4 chàng trai mọt sách vô cùng tài giỏi; cùng nhau làm nghiên cứu khoa học ở trường đại học. Họ cùng nhau hoàn thiện các dự án cá nhân, cùng nhau chơi điện tử, cùng xem phim khoa học viễn tưởng, cùng đọc truyện tranh… Khả năng kết bạn với phụ nữ của cả bốn đang ở vạch xuất phát – cho đến khi có sự xuất hiện của nữ diễn viên xinh đẹp Penny ở căn hộ đối diện.
Học tiếng Anh qua The BigBang theory:

  •     Bạn sẽ có những giờ phút thư giãn, giải trí tuyệt vời nhờ tính hài hước, “không thể nhịn cười” khi xem.
  •     Bạn phát triển thêm được cho mình các vốn từ vựng về khoa học, trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành
  •     Mang đến cho bạn những hiểu biết và cái nhìn nhận mới về cuộc sống ở các trường đại học nước ngoài.

6. Adventure time

Học tiếng Anh qua phim Adventure Time

 

Không chỉ hài hước, đây còn là bộ phim hoạt hình thú vị nói về những cuộc phiêu lưu của cậu bé Finn và chú chó có phép thuật Jake. Mỗi tập phim chỉ kéo dài 10 phút, phù hợp với việc tự học tiếng Anh hàng ngày của bạn.
Để xem được Adventure Time, bạn cũng “cần dùng đến não” vì nó không chỉ là phim giải trí đơn thuần cho trẻ nhỏ. Chính vì vậy, bộ phim này không dành cho những người vừa mới bắt đầu học tiếng Anh (dù nó cũng có rất nhiều cụm từ và câu thông dụng).

7. Dexter’s Laboratory

Học tiếng Anh qua phim Dexter’s Laboratory

 

Những 9x đời đầu không thể quên được bộ phim hoạt hình yêu thích này. Bạn nghĩ sao nếu sử dụng nó như một công cụ hữu hiệu để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình?
Dexter’s Laboratory nói về cậu bé thông minh Dexter, sở hữu hẳn một căn phòng thí nghiệm khổng lồ với những phát minh vĩ đại của cậu. Bộ phim xoay quanh cuộc sống thường ngày của Dexter với trường lớp, gia đình, bạn bè và cả kẻ thù truyền kiếp của cậu.

  •     Bộ phim đơn giản, tính giải trí nhẹ nhàng, phù hợp với những bạn bắt đầu tự học tiếng Anh.
  •     Mỗi tập phim rất ngắn, không chiếm quá nhiều thời gian của bạn nên bạn có thể tranh thủ xem – học vào những khoảng thời gian rảnh trong ngày.
  •     Hình vẽ hoạt hình đẹp, bắt mắt cũng là điểm nhấn để thu hút sự chú ý của bạn nhiều hơn.

8. Suits

Học tiếng Anh qua phim Suits

 

Suits kể câu chuyện của Harvey Specter, một trong những luật sư giỏi nhất thành phố New York.
Trong phim có rất nhiều từ vựng về luật/kinh doanh nên bộ phim đặc biệt phù hợp với những người theo ngành luật/kinh doanh, có nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành luật/kinh doanh.
Dành cho những bạn có trình độ tiếng Anh trung cấp
Lời thoại dí dỏm, nhân vật thông minh, tạo sức hút đối với người xem.
>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

7 tuyệt chiêu rèn não bộ học nhanh, nhớ lâu bạn không thể bỏ qua

Để học tập và ghi nhớ các thông tin một cách nhanh chóng, chúng ta đều cần những phương pháp thông minh để tiếp cận các vấn đề. Dưới đây là 7 cách đơn giản nhưng cực hiệu quả giúp bạn có thể rèn luyện não bộ để tiếp thu nhanh và ghi nhớ lâu các thông tin quan trọng mỗi ngày. 

Tuyệt chiêu rèn não bộ học sâu nhớ lâu

1. Nguyên tắc 50 phút tiếp nhận thông tin - nghỉ giải lao 10 phút


Theo các nhà nghiên cứu, não bộ có những giới hạn nhất định để tiếp nhận thông tin, xử lý và ghi nhớ những thông tin đó. Việc thúc ép não bộ phải ghi nhớ một lượng thông tin quá lớn trong thời gian ngắn sẽ không giúp bạn mang lại hiệu quả mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe.

Đặc biệt, các nhà khoa học cho biết, việc não bộ phải tiếp nhận thông tin quá 50 phút sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và không tập trung để ghi nhớ những thông tin quan trọng sau đó. Vì vậy, một giải pháp lý tưởng cho bạn là hãy lập ra một kế hoạch cụ thể cho việc học tập và làm việc theo chiến lược flashcards, cứ 50 phút tiếp nhận thông tin thì nghỉ giải lao 10 phút. Trong khoảng 10 phút này, bạn có thể thư giãn và chắt lọc những thông tin quan trọng để ghi nhớ và sẵn sàng tiếp nhận lượng thông tin kế tiếp.

2. Quy tắc 80/20

Nguyên tắc Pareto 80/20 đã được phát triển bởi nhà kinh tế học người Ý Vilfredo Pareto cũng là một phương pháp hiệu quả giúp bạn dễ dàng ghi nhớ được nhiều thông tin trong cùng một lúc.

Ngày nay, chuyên gia về năng suất Tim Ferriss đã phổ biến cách tiếp cận hiện đại đối với quy tắc này để giúp mọi người ghi nhớ nhanh hơn. Ông cho biết, trước tiên, bạn nên tập trung vào 20% quan trọng nhất của những gì bạn đang cố gắng tìm hiểu, mà thực chất lượng thông tin đó sẽ bao gồm 80% những gì còn lại bạn cần biết.

Ví dụ, trong lĩnh vực kinh doanh, bạn chỉ cần tự đặt ra cho bản thân câu hỏi: Các yếu tố quan trọng để mang lại lợi tức đầu tư lớn nhất là gì (20% của vấn đề)? Từ đó, bạn sẽ bắt đầu khai thác những thông tin sâu hơn (80% thông tin còn lại) để tránh lãng phí thời gian vào những yếu tố không cần thiết.

3. Tránh não bộ phải suy nghĩ nhiều vấn đề cùng một lúc

Não bộ của con người cũng giống như một chiếc máy tính. Khi bạn mở quá nhiều tab trong trình duyệt, chúng sẽ làm chậm tốc độ xử lý của máy tính. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, giải quyết cùng 1 lúc quá nhiều vấn đề sẽ khiến não bộ dễ bị phân tâm và giảm chất lượng trong công việc.

Bên cạnh đó, việc đa nhiệm trong quá trình học tập và làm việc sẽ làm ức chế các hoạt động của não bộ và gây ra sự căng thẳng cho con người. Vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình não bộ tiếp nhận thông tin.

4. Thay đổi phương pháp và tư duy tiếp cận vấn đề

Một trong những kĩ năng quan trọng để tăng cường năng suất học tập chính là việc làm mới cách tiếp cận và củng cố liên tục các kiến thức cần ghi nhớ. Nếu bạn thường xuyên đưa ra những sự thay đổi và các cách tóm gọn thông tin khác nhau sẽ giúp cho não bộ ghi nhớ nhanh và lâu hơn.

Vì vậy, bạn hãy suy nghĩ về việc thay đổi phương pháp học tập và tư duy tiếp cận vấn đề chẳng hạn như viết ra giấy, nhắc nhở trên điện thoại hoặc chỉ ra những đặc điểm đặc trưng của mỗi vấn đề.

Làm mới cách tiếp cận và củng cố kiến thức là một trong những kỹ năng quan trọng
Làm mới cách tiếp cận và củng cố kiến thức là một trong những kỹ năng quan trọng

5. Học hỏi kinh nghiệm từ những bậc thầy và người thành công

Mỗi người sẽ có những phương pháp học tập, cách làm việc và kĩ năng ghi nhớ vấn đề khác nhau. Việc được lắng nghe và học hỏi những kinh nghiệm quý báu của những người thành công chính là một bài học vô giá.
Bạn có thể tìm hiểu và hỏi những người xung quanh bạn về cách mà họ áp dụng để ghi nhớ các vấn đề trong cuộc sống. Sau đó, bạn có thể áp dụng những phương pháp này và tìm kiếm ra một cách hiệu quả nhất giúp bạn dễ dàng ghi nhớ.

6. Ghi chép lại những thông tin quan trọng

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton và UCLA chỉ ra rằng phương pháp ghi chép bằng tay sẽ giúp não bộ tăng cường việc lắng nghe và khả năng xác định các khái niệm quan trọng hơn.

Bởi khi phải tiếp nhận quá nhiều thông tin, con người thường có xu hướng chắt lọc và ghi lại những kiến thức quan trọng nhất bằng những câu hoặc từ khóa ngắn. Đặc biệt, khi bạn cần tìm hiểu lại với những thông tin ngắn gọn này bạn sẽ buộc não bộ phải nhớ lại và từ đó khắc sâu hơn kiến thức.

7. Luôn sẵn sàng tâm lý: Học là một quá trình dài

Để tìm kiếm một sự thành công bền vững, bạn hãy luôn xác định tư tưởng rằng, học là cả một quá trình dài lao động của trí não. Sự cố gắng kiên trì và chắt lọc thông tin hàng ngày sẽ giúp bạn ghi nhớ được một lượng kiến thức sâu rộng hơn.
Như Steve Jobs từng nói: "Điểm khác biệt lớn nhất của người thành công và kẻ thất bại chính là sự kiên trì thuần túy. Hãy nhớ rằng, học không phải là một quá trình nước rút mà đó là cả một cuộc hành trình marathon đường dài. Vì vậy, những người kiên trì và vượt qua được trong khoảng thời gian này sẽ là những người thành công cuối cùng”.
>> Nguồn: cafef.vn

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

5 cách đẩy lùi sự chán nản khi học ngoại ngữ của giáo viên người Nhật


Bất kỳ ai khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới cũng đều dễ rơi vào tình trạng chán nản, cảm thấy đuối sức và muốn từ bỏ việc học. Những bí quyết sau sẽ giúp cho mọi người cải thiện được tinh thần học tập của mình lên rất nhiều. 

Chán nản khiến bạn mất đi động lực học ngoại ngữ, để tiếp tục hãy tìm cách xóa bỏ chúng
Chán nản khiến bạn mất đi động lực học ngoại ngữ, để tiếp tục hãy tìm cách xóa bỏ chúng


Một giáo viên người Nhật đã chia sẻ câu chuyện học ngoại ngữ của mình như sau.

Tôi đã ngừng học tiếng Anh sau khi đậu vào một trường đại học, tôi chưa từng có một tấm bằng Toiec nào cả. Ở tuổi 33, tôi bắt đầu học lại tiếng Anh, và học tiếng Trung vào năm 34 tuổi.


10 năm sau, tôi làm công việc dịch thuật tự do ở mảng tin tức bằng tiếng Anh và tiếng Trung. Ngoài ra, khi sống ở Trung Quốc, tôi trở thành giáo viên dạy tiếng Nhật tại một trường đại học, và nhận bằng khen “giáo viên nước ngoài xuất sắc nhất” 2 lần.


Công việc chính của tôi là phóng viên kinh tế, việc dạy ngoại ngữ và dịch thuật đơn thuần ban đầu tôi chỉ nghĩ đó là nghề tay trái, nhưng bây giờ nó trở thành một công cụ đắc lực giúp ích cho việc kinh doanh của mình rất nhiều. Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm học của mình đến với mọi người, không bao giờ là quá muộn.



Tôi đã khóc vì không nói được tiếng Anh


Vào năm 30 tuổi, tôi đã gặp một thất bại đau đớn nhất trong công việc của mình. Cuối năm 2007, theo lời mời của chính phủ Hàn Quốc, có một cơ hội đến Bắc Triều Tiên dành cho tất cả mọi phóng viên trên thế giới. Có 30 người tham dự và Nhật Bản có 2 người, tôi là một trong số đó.


Trong khi các phóng viên khác nói chuyện, trao đổi với nhau bằng tiếng Anh thì tôi không thể nói được một câu nào hoàn chỉnh. Tôi chỉ biết ngồi cười trừ và nghe thoáng thoáng họ nói chuyện, và chỉ nghe được mỗi một từ “Conan”.


Khi ở trong máy bay quay trở về, tôi bắt đầu nung nấu một ý chí quyết tâm mạnh mẽ “Mình sẽ học tiếng Anh ngay lập tức khi đặt chân đến nhà”. Và tôi đã có một bài thi Toiec đầu tiên vào năm 2008.


Nếu như ngừng việc học tiếng Anh bây giờ, chắc chắn tương lai của tôi sau này sẽ đắm chìm trong thất vọng và tiếc nuối.


Việc đầu tiên khi bắt đầu nghiêm túc với chuyện học ngôn ngữ chính là phân chia các mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Đừng bao giờ đặt mục tiêu quá mơ hồ như “có thể nói một ngôn ngữ nước ngoài”. Ví dụ, “giao tiếp với người nước ngoài khi đi công tác”, “đạt được Toiec 800 trước khi Olympic Tokyo” là những mục tiêu cụ thể, nhưng chúng ta cần phải có một lộ trình, một con đường học tập cụ thể cho từng giai đoạn, để biến mục tiêu trở nên khả thi hơn.

 
 
Trải qua các bài kiểm tra giúp bạn định hình lại việc học của mình
Trải qua các bài kiểm tra giúp bạn định hình lại việc học của mình

1. Đăng ký thi ngay lập tức


Có một mốc thời gian cụ thể sẽ giúp mọi người phân chia việc học ra từng giai đoạn rõ ràng. Có một thực tế rằng, động lực học thay đổi rất nhiều khi bạn cứ chần chừ không thi cử. Khi học 1 hoặc 2 năm liên tục, một phần do công việc bận rộn có thể làm gián đoạn. Nếu vào thời điểm đó mà không có kế hoạch thực hiện các bài kiểm tra, nguy cơ quên lãng kiến thức, chán nản sẽ tăng rất cao. Bằng cách trải qua các bài kiểm tra thường xuyên, bạn sẽ cũng cố được kiến thức, hoạch định lại việc học của mình tốt hơn.



2. Tạo ra nhận thức về sự hối tiếc và hoàn thành mục tiêu


Hãy biến việc học thành một trò chơi, cảm giác khi thắng cuộc một trò chơi sẽ như thế nào, và ngược lại khi thua sẽ thấy hối tiếc ra sao. Ví dụ khi bạn vừa phải nhớ ngữ pháp, từ vựng, vừa phải đọc to đoạn văn thì hãy chuyển nó thành một trò chơi luyện nói, ai nhớ nhanh, nhớ lâu nhất sẽ chiến thắng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tự tạo ra chủ đề quen thuộc và thú vị như “chuyến đi mua sắm đầy tiếc nuối của tôi”, “tôi đã may mắn như thế nào”...Hãy chuẩn bị từ 30 phút đến 1 tiếng, sau đó tự luyện nói vỏn vẹn trong 1 phút. Tuy nhiên, để tạo ra một môi trường học tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ khác, bạn có thể tham dự hội thảo hoặc các buổi học bằng thứ tiếng đó.



3. Nói cho người khác biết mục tiêu của mình


Khác với mục tiêu như đi du lịch, nếu bạn nói cho người khác biết như “Tháng 6 tôi phải thi Toiec”. Bằng cách này, mục tiêu của mình đã được được người khác xác minh, và hãy thử tưởng tượng khi đã dỏng dạc tuyên bố mình sẽ đậu, và nếu không đậu thì sẽ rất là xấu hổ. Điều này tạo một động lực để bản thân phải nổ lực hết sức để chiến thắng.



Có những người bạn cùng mục tiêu mọi người có thể chia sẻ và động viên vượt qua sự chán nản
Có những người bạn cùng mục tiêu mọi người có thể chia sẻ và động viên vượt qua sự chán nản


4. Kết bạn


Kiếm một người bạn hoặc một nhóm bạn có cùng đam mê, mục tiêu với mình để kết bạn thì thật tuyệt vời. Ngoài những lúc học hành căng thẳng, khó khăn, mọi người có thể chia sẻ những áp lực, và cùng nhau động viên vượt qua giai đoạn chán nản, cố gắng cho kỳ thi sắp đến.



5. Ngừng một số thói quen hiện nay


Lý do lớn nhất mọi người thường biện minh cho việc bỏ cuộc nữa chừng là bận rộn, không có thời gian. Nếu học hành nghiêm túc, bạn cần phải “ném” một cái gì đó đi, để có được một khoảng thời gian trống. Khi tôi làm phóng viên, tôi đã bỏ ăn trưa hoặc ăn nhanh hết mức có thể để dành cho việc học, tôi tham gia học trực tuyến mỗi ngày và vào cuối bữa ăn tối tôi thường uống 1 ly rượu. Quan niệm của tôi là, hôm nay đã xong một ngày, ngày mai mình phải duy trì như vậy.

>> Nguồn: 24h