Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

Phụ huynh nên dạy học kỹ năng giao tiếp cho trẻ như thế nào cho đúng?

Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng mềm quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Học kỹ năng giao tiếp cho bé là một trong những kỹ năng cần được trau dồi và rèn luyện ngay từ còn bé để hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của bé cho đến khi bé lớn lên. Vậy dạy bé học kỹ năng giao tiếp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

phu huynh nen day ky nang giao tiep cho tre nhu the nao

1. Vì sao bé cần học kỹ năng giao tiếp?

Như chúng ta đã biết, giao tiếp không đơn giản chỉ là nghe và nói đơn thuần mà nó còn là một nghệ thuật và cần sử dụng phối hợp các kỹ năng cần thiết để đạt được hiệu quả cao nhất khi truyền đạt thông tin. Có rất nhiều kỹ năng khác nhau được phối hợp trong giao tiếp như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu vấn đề, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể hay là kỹ năng sử dụng ngôn từ,…

Để giao tiếp một cách tốt nhất thì chúng ta phải kiên trì học lắng nghe, học tiếp thu dần dần và rút kinh nghiệm mỗi ngày. Khi giao tiếp tốt chúng ta sẽ giúp người nghe hiểu được những gì chúng ta muốn truyền tải, và thậm chí còn giúp chúng ta có những mối quan hệ tốt, công việc tốt.

Ngày nay càng ngày càng có rất nhiều người gặp khó khăn trong giao tiếp, thậm chí là tự kỉ, ít nói. Đó chính là hậu quả của việc không được học các lớp học kỹ năng giao tiếp cho bé cũng như không được dạy về kỹ năng giao tiếp hằng ngày.

Các chuyên gia khuyên nên cho bé được học kỹ năng giao tiếp từ nhỏ. Bởi khi đó não bộ trẻ nhỏ đang phát triển, khi trẻ được học ngay từ nhỏ thì vùng não bộ giao tiếp của trẻ sẽ được mở rộng và chắc chắn khi lớn lên việc giao tiếp sẽ thành một vấn đề đơn giản và quen thuộc

2. Những cơ quan giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng giao tiếp

Chú ý: Trước khi vào vấn đề học kỹ năng giao tiếp cho bé như thế nào thì có một vài lưu ý bố mẹ cần nhớ. Đó là bố mẹ chính là tấm gương đầu tiên cho con về việc giao tiếp cho nên cần chú ý đến thái độ giao tiếp của mình. Bên cạnh đó bố mẹ cần dành thời gian giao tiếp nhiều với bé để bé học dần dần. Bạn biết đấy, khi còn bé thì bạn chính là những thầy cô giáo mà trẻ nghe lời nhất. Thêm một điều quan trọng nữa là bạn cần chú ý chăm sóc những bộ phận sau đây của trẻ nếu muốn trẻ học kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thành công.
Mắt: Mắt là cơ quan quan trọng trên cơ thể hay còn được gọi là “cửa sổ tâm hồn” của mỗi con người. Mắt có nhiệm vụ tiếp nhận những thông tin từ bên ngoài, chính vì thế nếu muốn đảm bảo trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt thì bố mẹ cần bảo vệ đôi mắt của con một cách cẩn thận, nên tránh những tác nhân gây hại cho mắt như ánh sáng quá chói, đặc biệt không nên cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính hay tivi. Lúc mới sinh ra thì mắt chính là cơ quan biểu hiện những ý muốn của trẻ, giúp trẻ truyền đi tín hiệu của mình.
Tai: Như chúng ta đã biết tai cũng là một trong ba cơ quan tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, khi trẻ nghe được thông tin, truyền về não bộ xử lý và sau đó phản hồi lại thông tin cho người khác. Khi cho trẻ học kỹ năng giao tiếp, bố mẹ cần lưu ý rằng chỉ khi trẻ nghe được thì vùng ngôn ngữ của trẻ mới phát triển và sau đó mới nói theo được.
Ngôn ngữ: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong giao tiếp, chắc chắn rồi. Nếu bạn để ý thì khi còn rất bé, trẻ sẽ bập bẹ nói những từ đơn giản và khi bạn tập cho trẻ nói những từ như mẹ, ba,..thì thường trẻ sẽ nói theo. Chính vì vậy mà bạn nên dành nhiều thời gian nói chuyện với bé, điều này rất quan trọng để giúp kỹ năng giao tiếp của bé phát triển.


3. Những cách dạy học kỹ năng giao tiếp cho trẻ. 

Hãy cho trẻ thấy bạn đang lắng nghe

Lắng nghe một cách nghiêm túc là cách đầu tiên khi bạn dạy trẻ học kỹ năng giao tiếp. Đây là một kỹ năng tốt và cần thiết cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Bạn biết đấy, khi bạn tham gia vào quá trình giao tiếp với trẻ, bạn lắng nghe những gì trẻ nói một cách nghiêm túc, bạn không hề chú ý đến việc khác khi trẻ nói. Chính thái độ đó của bạn sẽ dạy trẻ cũng cần phải lắng nghe một cách nghiêm túc khi người khác nói chuyện với mình.

Hãy khuyến khích trẻ giao tiếp nhiều hơn

Cách tiếp theo trong bài học kỹ năng giao tiếp cho bé đó là hãy khuyến khích trẻ bộc lộ suy nghĩ của mình nhiều hơn. Các chuyên gia khuyên rằng, để khuyến khích trẻ đặt câu hỏi thì cô giáo và bố mẹ nên đưa ra một vấn đề hoặc một đồ vật và sau đó gợi mở các câu hỏi liên quan đến chủ đề đó để các con trả lời. Nhưng chú ý là hãy nói chuyện với trẻ như những người bạn nhé, trẻ sẽ thoải mái hơn rất nhiều.

Dạy cho trẻ biết điều không nên làm và nên làm

Chắc chắn bạn không muốn con của mình trở nên như một người máy đúng không? Có nhiều bố mẹ có quan niệm là con còn bé, chiều con một tý chắc không sao nên rất bao bọc con của mình. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ trở nên người thụ động, không nói ra ý kiến của mình, đến chỗ đông người thì ngại, lớn lên gặp khó khăn một chút thì suy sụp. Bởi vậy mà ngay từ khi còn bé hãy dạy trẻ những gì nên làm, những gì không nên làm.

Ví dụ như đi chơi thì khu vực nào được chơi, khu vực nào không được chơi, dạy trẻ tự ăn uống, tự chọn quần áo mặc,…để trẻ luôn chủ động và biết quy tắc ứng xử trong xã hội. Đây là bài học rất quan trọng học kỹ năng giao tiếp để trẻ không thấy xa lạ với xã hội. 

Giáo dục tác động từ hành vi của bố mẹ

Đôi khi vì bực tức hay nóng giận mà bạn có thể mắng con, vô tình nói ra những câu nói không hay làm trẻ học theo. Bố mẹ chính là nhà giáo dục đầu tiên của con cái, bạn nên để ý đến những lời nói và hành động của mình để con cái noi gương theo nhé.

Có những điều sau chắc chắn là cần phải dạy con biết:


Biết xin lỗi  nhận lỗi và  biết cảm ơn
Chào hỏi người lớn tuổi hơn
Khi người khác nói không cướp lời và nói leo
Khi chưa được sự đồng ý của người khác không được tự tiện lấy đồ của họ. 


>> Nguồn: hanoiacademy

0 nhận xét:

Đăng nhận xét