This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Bí quyết ôn thi môn Tiếng Anh Kỳ thi THPT quốc gia

Tiếng Anh là một trong những môn thi tốt nghiệp bắt buộc trong 6 môn thi vừa được Bộ GD&ĐT công bố. Để đạt được kết quả như mong muốn, đặc biệt vào thời điểm HS ôn tập gấp rút như hiện nay, thì việc có phương pháp và ôn tập đúng hướng là vô cùng quan trọng.

Bí quyết ôn thi môn Tiếng Anh Kỳ thi THPT quốc gia
Học sinh cuối cấp thảo luận về đề thi tham khảo môn Tiếng Anh. Ảnh: Hữu Cường

Nắm vững kiến thức cơ bản

Cô giáo Vương Thị Thu Trâm, GV Trường THPT Vĩnh Bình (Tiền Giang) cho biết: Để môn Tiếng Anh đạt kết quả cao, HS cần nắm vững các điểm văn phạm căn bản và cách làm bài thi trắc nghiệm. Đối với HS muốn xét điểm tốt nghiệp, các em cần chú ý cách phát âm đuôi -s và-ed, dấu nhấn đối với các từ có 2 âm tiết và 3 âm tiết, các điểm ngữ pháp cơ bản như rút gọn mệnh đề quan hệ, liên từ, mạo từ, giới từ, câu điều kiện, động từ nguyên mẫu hay V- ing (động từ thêm ing), các thì cơ bản.

Cách dùng từ loại như danh từ, động từ, tính từ…, đảo ngữ, câu so sánh, câu suy đoán, câu trực tiếp và câu gián tiếp, mệnh đề quan hệ. Đối với học sinh nguyện vọng đạt điểm cao để xét tuyển đại học cần phải có vốn từ vựng nhiều, cần học các collocations (cụm từ cố định), phrasal verb (cụm động từ), idiom (thành ngữ), reading (các bài đọc hiểu và điền từ).

Cấu trúc đề thi THPT quốc gia vẫn thường là 50 câu trắc nghiệm cho các phần như sau: Ngữ âm (5 câu); Từ vựng và Ngữ pháp (25 câu); Đọc hiểu (10 câu): 5 câu đọc và chọn câu trả lời về bài đọc; 5 câu chọn từ hoặc cụm từ để hoàn thành bài văn); Viết (10 câu): 5 câu chữa lỗi sai; 5 câu hoàn thành câu bằng một mệnh đề hay một cụm từ, hay chọn một câu hoàn chỉnh từ những từ cho sẵn, hay chọn câu gần nghĩa nhất với câu đã cho. HS nên đọc kỹ đề bài để có định hướng tốt cho phần làm bài.

Tiếng Anh là bộ môn với lượng kiến thức rất nhiều, với nhiều cấu trúc ngữ pháp, các trường hợp bất quy tắc và lượng từ vựng cũng vô cùng phong phú. Trong thời gian nước rút này, cô Trâm lưu ý học sinh nên học và ôn luyện từ vựng theo hướng đa dạng hóa chứ không nên tập trung vào một dạng bài hay một phần kiến thức. Việc học từ mới theo chủ đề song song với những từ mới liên quan đến dạng câu hỏi trong đề thi như từ đồng nghĩa, trái nghĩa sẽ giúp ích cho các em trong quá trình làm bài”, cô Trâm chia sẻ.

Nắm vững ở kỹ năng đọc hiểu

Cô Nguyễn Thị Thúy, GV Tiếng Anh, Trường THPT Minh Đạm (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết: Về cơ bản, cấu trúc đề thi Anh văn năm nay không có nhiều thay đổi. Việc cần làm của học sinh trước hết vẫn là nắm vững cấu trúc đề thi cũng như mức độ khó dễ của từng dạng bài để từ đó có kế hoạch ôn tập hợp lý.

Để ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh tốt và đạt kết quả cao, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản về ngữ pháp, từ vựng tập trung ở chương trình lớp 12 .

Trong môn Tiếng Anh, phần quan trọng nhất luôn là phần ngữ pháp. Để đạt điểm cao thì HS cần nắm vững kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng phân tích logic, kỹ năng đoán nghĩa của từ hoặc cụm từ qua ngữ cảnh. HS cần tìm các bài tập ngữ pháp từ các nguồn như sách, báo, Internet… để thực hành, bởi để học tốt được ngữ pháp thì các em cần phải luyện tập thật nhiều cho tới khi sử dụng nó một cách dễ dàng.

Với bài thi trắc nghiệm, phải học tốt tự luận mới làm tốt trắc nghiệm. Ưu thế của trắc nghiệm là không phải viết, vì thế tránh việc sơ suất lỗi chính tả, và không bao giờ bỏ trống bài thi. Khi làm bài thi thí sinh nên làm lần lượt từ trên xuống, không dừng lại quá lâu ở những câu khó mà hãy tạm thời bỏ qua để tránh tốn thời gian và gây mệt mỏi. Sau khi đã làm xong các câu vừa sức mới quay trở lại làm các câu chưa trả lời.

Phần kỹ năng đọc cũng nên làm sau vì phải hiểu cả đoạn văn mới làm tốt được, tuy nhiên nếu đọc kỹ thí sinh dễ đạt được điểm cao phần này.

Theo cô Nguyễn Thị Thúy, với đặc thù của môn Tiếng Anh, các em phải chú ý chia đều thời gian học và ôn dần dần. Môn Tiếng Anh đòi hỏi cả quá trình nên nếu để gần ngày thi mới học chắc chắn sẽ thất bại. Mỗi ngày học một số lượng cấu trúc và từ vựng vừa phải sẽ hiệu quả hơn so với việc học nhồi nhét. Các em cần liệt kê các nội dung cần ôn tập và lập kế hoạch cụ thể, đồng thời, tham khảo các tài liệu hướng dẫn ôn thi của Bộ GD&ĐT.
Lê Đăng

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Vứt bỏ áp lực, bạn sẽ học tiếng Anh dễ dàng hơn

Phan Nguyễn Văn Trường, cựu du học sinh nhận học bổng Trường ĐH quốc gia Singapore, cho biết: niềm đam mê khi tiếp nhận ngôn ngữ mới khiến anh thấy tiếng Anh thú vị. Khi vứt bỏ được áp lực, bạn sẽ thấy mọi thứ dễ dàng hơn.
 
Vứt bỏ áp lực, bạn sẽ học tiếng Anh dễ dàng hơn
Các bạn trẻ tự tin phát biểu, bày tỏ ý kiến bằng tiếng Anh trong một sự kiện diễn ra tại Trường ĐH Fulbright Việt Nam




Chị Lê Nguyệt Diễm, 32 tuổi, kinh doanh văn phòng phẩm, trú hẻm 283 Bông Sao, phường 5, quận 8, TP.HCM chưa quên được những quyển sách giáo khoa tiếng Anh thời đi học của mình chi chít những chữ viết bằng bút chì cách phiên âm những từ mới sang tiếng Việt cho dễ nhớ. “Tôi phát âm tiếng Anh không tốt, nên rất ngại phải nói với ai đó bằng tiếng Anh. Tôi biết điểm yếu của mình nên bây giờ, lúc nào tôi cũng bảo con gái của mình phải học tiếng Anh thật tốt”, chị Diễm kể.


Loay hoay học tiếng Anh



Anh Võ Trung Nghĩa, 22 tuổi du học sinh Trường ĐH điện ảnh và truyền hình Saint Petersburg, Nga cho hay anh từng rất “đau khổ” với trình độ tiếng Anh có hạn của mình. “Tôi học chuyên tiếng Nga, sang Nga du học cũng sử dụng phần lớn bằng tiếng Nga, tôi có học thêm tiếng Tây Ban Nha, nhiều khi tôi thấy mình như bị “loạn” ngôn ngữ, tôi nói một câu, vừa có tiếng Anh, tiếng Nga và cả tiếng Tây Ban Nha”, anh Nghĩa chia sẻ.
Anh Nghĩa cho hay, lúc mới bắt đầu học tiếng Anh, để ghi nhớ từ mới, anh thường dán hết giấy nhớ vào mọi đồ vật có trong nhà để nhớ được tên tiếng Anh của chúng nghĩa là gì. Anh cũng tập giao tiếp với những bạn có khả năng tiếng Anh ngang mình để sửa lỗi cho nhau. Quan trọng nhất để cải thiện trình độ của anh, anh tự "đắm" vào không gian học tiếng Anh như xem phim, nghe nhạc tiếng Anh để cải thiện trình độ của mình.

“Tôi có một phương pháp hiệu quả, đó là hồi đầu mới học, nếu chưa thể nói một câu tiếng Anh hoàn chỉnh, thì cứ thay thế các từ tiếng Anh mình chưa biết bằng tiếng Việt để nói. Mình sẽ có những câu thoại vừa có tiếng Anh vừa có tiếng Việt, rồi dần dần sẽ cải thiện thành câu thoại chỉ có tiếng Anh. Phương pháp này giúp tôi có thể nâng cao trình độ tiếng Anh từ từ và khả năng phản xạ ngoại ngữ tốt”, Nghĩa chia sẻ.
Anh Lê Tuấn Anh, 24 tuổi, danh hiệu sinh viên 5 tốt, cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương cơ sở tại TP.HCM, cho biết hiện nay có một số bạn trẻ loay hoay trong việc học tiếng Anh, dù đầu tư nhiều tiền bạc, thời gian nhưng vẫn chưa đạt được trình độ tiếng Anh như mong muốn. Lỗi ở đây, có thể là người trẻ chưa tìm đúng người thầy truyền cho mình cảm hứng và phương pháp học tiếng Anh đúng.
Bà Yulia Tregubova, tiến sĩ ngôn ngữ học, quản lý học thuật tại Language Link Academic, cho biết các học viên Việt Nam thường có những khuyết điểm như về phần phát âm, thường quên phát âm âm đuôi, âm đặc trưng /sh/ cũng thường bị nhầm và đánh đồng phát âm với /s/, âm /th/ cũng gây khó cho người nói. Đối với phần ngữ pháp, lỗi sử dụng các thì là lỗi phổ biến hơn cả, đặc biệt phải kể đến lỗi nhầm lẫn giữa hiện tại đơn và quá khứ đơn. Các lỗi chia danh từ số nhiều bất quy tắc cũng là những lỗi thường thấy ở các bạn trẻ.
“Chưa kể đến việc nhiều bạn thường hay bối rối với ngữ điệu trong câu nói và trọng âm của từng từ. Đây cũng là điều dễ hiểu vì ngữ điệu của tiếng Anh không giống với ngữ điệu của tiếng Việt. Ngoài ra, cũng phải kể đến sự mất cân bằng về những kỹ năng...”, tiến sĩ ngôn ngữ học Yulia Tregubova nói.


Hãy 'dạo chơi' với tiếng Anh


Nguyễn Phương Nga, học sinh lớp 9 Trường THCS Archimedes Academy, người vô địch trong cuộc thi Olympic tiếng Anh THCS năm 2019 vừa diễn ra tại Hà Nội, cho biết cha mẹ em đều có năng khiếu ngoại ngữ nên đã truyền cảm hứng cho em về việc học và thực hành một ngôn ngữ mới. Học tiếng Anh với Phương Nga không mang áp lực, nó giống như một cuộc dạo chơi. “Tôi thích nghe nhạc, xem phim, đọc sách tiếng Anh. Tôi thường đọc một cuốn sách bằng tiếng Việt trước, sau đó đọc chính cuốn đó bằng tiếng Anh. Tôi rất mê sách văn học, như Harry Potter, Túp lều bác Tôm… chẳng hạn”.


Phương Nga, vô địch Olympic tiếng Anh THCS năm 2019
THIÊN HÀ


Phan Nguyễn Văn Trường, 25 tuổi, cựu du học sinh nhận học bổng Trường ĐH quốc gia Singapore, nhà khởi nghiệp sáng lập GoHub, cho biết bí quyết học tiếng Anh của anh là "không là gì cả". "Tôi không có cảm giác mình đang học tiếng Anh, niềm đam mê và cảm giác dễ chịu khi tiếp nhận một ngôn ngữ đã khiến cho tôi thấy tiếng Anh rất thú vị. Khi bạn vứt bỏ được áp lực, bạn sẽ thấy mọi thứ dễ dàng hơn".
Theo bà Yulia Tregubova, các bạn trẻ Việt Nam nên tận dụng internet để phục vụ việc học; đa dạng hóa các bài nghe tiếng Anh, thường xuyên thay đổi nguồn luyện nghe, từ các bài hát cho đến các bản tin, xem phim điện ảnh, hoạt hình để thẩm thấu được nhiều phong cách nói chuyện, cũng như cách phát âm của nhiều vùng miền; tìm thấy niềm vui trong các bài đọc; tạo điều kiện luyện tập mọi lúc, mọi nơi như khi làm việc, đi chơi, hay đi du lịch hãy nắm bắt những cơ hội được sử dụng và luyện tập tiếng Anh.
“Các bạn không nên coi tiếng Anh chỉ như một môn học, hãy coi đó là một kỹ năng mình cần có. Giống như việc chơi thể thao để tăng sự bền bỉ hay sử dụng nhạc cụ giúp giải tỏa áp lực, sử dụng tiếng Anh cũng chính là một yếu tố quan trọng cấu thành sự thành công của một người, là cầu nối cá nhân với xã hội rộng lớn”, bà Yulia Tregubova chia sẻ.



Đừng học tiếng Anh theo kiểu "Trẫm mời khanh đi ăn hủ tiếu"



Trong một diễn đàn cho người trẻ mới đây tại Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, tiến sĩ Dương Ngọc Dũng, giảng viên nhà trường, cho rằng tiếng Anh là môn dễ học, chỉ cần chăm chỉ và thông minh. Tiến sĩ Dũng kể lại câu chuyện của mình: “Khi tôi học tầm lớp 9, người bạn bên cạnh không cho tôi chép bài Anh văn nữa vì bảo tôi chép 'dốt', chép nguyên xi bài, nên cả hai đều điểm kém. Tôi nói với bạn, 3 tháng sau tao sẽ giỏi hơn mày. Và tôi đã làm được”.
Tiến sĩ Dũng kể, ông mua từ điển, học ngày đêm, mỗi ngày xé một trang và học tiếng Anh, thi đố với người khác, cứ lật một trang bất kỳ và hỏi nghĩa từ đó là gì. Tuy nhiên, vào đại học, điểm Anh văn của ông chỉ tầm 7 điểm, ông từng thắc mắc với trưởng khoa và được trả lời, đáng lẽ chỉ 6 điểm thôi: “Ngôn ngữ viết của tôi chỉ có trong từ điển, nó trịnh trọng nhưng không thực tế, kiểu Trẫm mời khanh đi ăn hủ tiếu. Sau đó, cô trưởng khoa cho tôi tài liệu học, lần thứ 2 tôi được giác ngộ. Sau này khi ra nước ngoài sống, cô để lại một lá thư, viết chỉ có trò Dũng làm được công việc mà cô để lại, đó là vinh dự lớn trong đời tôi”.

>> Nguồn: Báo Thanh niên

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Cập nhật thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2019

Theo dự kiến kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ tổ chức vào ngày 25, 26 và 27.6 là buổi thi dự phòng nếu có các vấn đề phát sinh.
Cập nhật thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2019
Bộ GD-ĐT công bố những thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2019


Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 sẽ có nhiều điểm mới nhằm hạn chế các hành vi tiêu cực, góp phần nâng cao chất lượng “đầu vào” ở bậc đại học, cao đẳng.

Một trong những điểm mới liên quan trực tiếp đến các thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm nay là chủ trương của Bộ GD-ĐT về điều chỉnh tỷ lệ điểm trong việc xét tốt nghiệp THPT quốc gia.

Theo dự thảo, Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT do Bộ vừa công bố, điểm xét tốt nghiệp THPT sẽ gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp, cộng 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của học sinh và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).

Như vậy, so với cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm trước, năm nay tỷ lệ điểm thi dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT tăng hơn, đòi hỏi thí sinh đầu tư hơn cho việc làm các bài thi.

Bộ GD-ĐT cũng đã cho biết đề thi THPT quốc gia 2019 sẽ có nội dung nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là lớp 12; đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở tuyển sinh.

Bộ GD-ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường đại học chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm 24/24 giờ. Phần mềm chấm thi được sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện theo hướng tăng cường tính bảo mật và chức năng giám sát để ngăn ngừa can thiệp trái phép.

Sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ GD-ĐT và các trường đại học, cao đẳng đối với việc chấm bài thi tự luận (môn Ngữ văn) do sở GD-ĐT chủ trì. Điều này sẽ làm tăng sự an toàn khi cán bộ coi thi không thể có thông tin về mối liên hệ giữa thí sinh với phần nội dung trả lời trắc nghiệm.

Với những điểm mới trên, Bộ GD-ĐT kỳ vọng năm 2019 sẽ là một năm diễn ra an toàn và nghiêm túc nhất trong kỳ thi THPT.

Bên cạnh đấy, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) lưu ý: Để đạt kết quả tốt trong kỳ thi, ngoài việc ghi nhớ những điểm mới, thí sinh cần tiếp tục tăng cường học tập, ôn luyện về cả kiến thức và kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm khách quan.

Sở GD-ĐT Hà Nội chuẩn bị cho học sinh lớp 12 khảo sát chất lượng trong 3 ngày

Trước sức nóng của kỳ thi THPT 2019, Sở GD-ĐT Hà Nội đã công bố trong 3 ngày 27,28,29.3.2019 sẽ tổ chức khảo sát chất lượng giáo dục đối với học sinh lớp 12 đang học tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.

Việc tổ chức khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở các nhà trường, đồng thời tạo cơ hội cho học sinh tập dượt về kỹ năng, sẵn sàng cho kỳ thi THPT 2019.

Ông Kiều Văn Minh, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho biết:

Theo dự kiến, trong 3 ngày 27, 28 và 29.3, Hà Nội sẽ tổ chức cho tất cả học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố làm bài khảo sát chất lượng. Mỗi học sinh làm 4 bài kiểm tra, trong đó có 3 bài bắt buộc gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ và một bài tự chọn trong số hai bài khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn vật lý, hóa học, sinh học) hoặc khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân).

Sở GD-ĐT Hà Nội dự kiến sẽ ra đề kiểm tra chung cho toàn bộ học sinh, phạm vi đề thi nằm trong nội dung chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Tất cả bài kiểm tra khảo sát sẽ được rọc phách, chấm tập trung theo cụm trường để bảo đảm tính khách quan, trung thực và chính xác.

Tuy vậy, Sở GD-ĐT cũng lưu ý các trường không bắt buộc phải sử dụng điểm kiểm tra khảo sát vào điểm học kỳ. Nhà trường cũng không được thu tiền của học sinh và gia đình học sinh để phục vụ cho đợt khảo sát này.

>> Theo Dạ Thảo