This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Kỳ thi quốc gia 2019 - Những dự kiến điều chỉnh mới nhất

Những thông tin mới nhất trong kỳ thi quốc gia 2019, việc chấm thi, đặc biệt là bài trắc nghiệm có thể sẽ không giao cho các địa phương chủ trì như những năm trước mà chuyển cho các trường đại học sẽ được đề cập đến trong bài viết dưới đây.

Tại tọa đàm “Cung cấp thông tin dự báo thị trường lao động và tư vấn hướng nghiệp phục vụ tuyển sinh đại học năm 2019” tổ chức ở Hà Nội diễn ra ngày 27/11, ông Phạm Như Nghệ, Vụ phó Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã thông tin một số điểm dự kiến điều chỉnh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019.



 Kỳ thi quốc gia 2019 - Những dự kiến điều chỉnh mới nhất
Ông Phạm Như Nghệ, Vụ phó Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thông tin một số điểm dự kiến điều chỉnh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019. (Ảnh: Nguyễn Trang)




“Việc chấm thi, đặc biệt là bài trắc nghiệm có thể sẽ không giao các địa phương chủ trì như trước đây mà chuyển cho các trường đại học.

Có thể sẽ dồn vào một số điểm để chấm chứ không phải chấm tại tất cả 63 tỉnh thành", ông Nghệ chia sẻ.

Trong khâu coi thi cũng sẽ có điều chỉnh, trước đây được giao cho các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với đại học ở trung ương và địa phương. Năm 2019, công tác này dự kiến được thay đổi theo hướng trường đại học/cao đẳng địa phương sẽ không coi thi tại địa phương đó.

Ví dụ, trường đại học ở tỉnh Bắc Ninh sẽ phải chuyển đi coi thi ở tỉnh khác chứ không coi thi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.


Ông Phạm Như Nghệ, Vụ phó Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thông tin một số điểm dự kiến điều chỉnh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019. (Ảnh: Nguyễn Trang)
Ông Nghệ cũng cho biết, phần mềm chấm thi, cách quản lý bài thi, điểm thi cũng có những điều chỉnh để đảm bảo sự chính xác, khách quan, công bằng cho kết quả thi của thí sinh, đủ tin cậy để xét tốt nghiệp và các trường đại học xét tuyển.

Và năm 2019 các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm vẫn tiếp tục được tuyển sinh nhiều đợt trong năm.

Ngoài ra, chủ trương chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo là tạo cơ hội tối đa cho các em học sinh nên các em đăng ký số nguyện vọng không hạn chế.

Về phạm vi kiến thức trong đề thi, theo Vụ phó Giáo dục Đại học, sẽ bao gồm cả lớp 10, 11, 12, trong đó kiến thức lớp 12 là chủ yếu. Điều này đã được thông báo từ năm 2017.

>> Nguồn: Thùy Linh

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

Dạy học tiếng Anh theo định hướng giáo dục STEM

“STEM là sử dụng những bằng chứng và kỹ thuật toán học để tìm hiểu về thế giới tự nhiên và con người, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người” - TS Mark Hardman. Trong những năm gần đây, dạy học theo định hướng STEM đang được áp dụng phổ biến trong trường học, cả với bộ môn Tiếng Anh.





Dạy học tiếng Anh theo định hướng giáo dục STEM



Giáo viên cần học cách dạy và dạy cách học


Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong môi trường học tập ngôn ngữ, người giáo viên luôn phải làm mới mình, học cách dạy và dạy cách học. Cần thay đổi phương pháp thụ động ghi chép bằng phương pháp dạy học tích cực, hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá bài giảng, lấy học sinh làm trung tâm.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu nhiều hơn các hoạt động dạy học ứng với thực tiễn, thiết kế, tổ chức, hướng dẫn nhằm tạo nên sự tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh. Trong phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh, hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hoá, áp dụng tri thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, sự hứng thú học hỏi cho học sinh.

Để làm được điều đó, học sinh cần được tạo cơ hội để có thể tự đặt mình vào những tình huống trong đời sống thực tế, được quan sát, trải nghiệm, thảo luận và giải quyết vấn đề theo suy nghĩ cá nhân. Từ đó, tự tìm tòi kiến thức, kĩ năng mới, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được phát huy tiềm năng tư duy sáng tạo.

Bên cạnh đó, muốn đổi mới cách học thì phải đổi mới cách dạy. Việc ứng dụng phương pháp học STEM trong môn Tiếng Anh đòi hỏi người giáo viên cần phải thật sự kiên trì, nỗ lực, dần dần xây dựng phương pháp học chủ động từ thấp lên cao, cho các em học sinh thích ứng dần.

Trong quá trình giảng dạy, cần tác động tinh thần học tập của các em, khuyến khích động viên bằng nhiều hình thức thi đua khác nhau. Qua đó sẽ rèn cho các em phương pháp tự học, tự tìm tòi khám phá kiến thức nhằm phát huy tính tự giác trong học tập. Việc giảng giải ngôn ngữ nên được chuyển sang tổ chức thiết kế các hoạt động, tạo điều kiện, môi trường cho học sinh sử dụng ngôn ngữ, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm sẵn có.

Thực tế, trong dạy và học ngoại ngữ, học sinh sẽ học hiệu quả hơn nếu được học trong bầu không khí học tập vui vẻ, năng động. Khi được tạo cơ hội giao tiếp trong bối cảnh thực tế, việc sử dụng các hoạt động giao tiếp tích cực theo chủ đề sẽ thúc đẩy học sinh sản sinh ngôn ngữ dưới hình thức nghe - nói nhiều hơn là đọc - viết.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các trò chơi trong giảng dạy Tiếng Anh được xem là một trong những phương pháp hiệu quả, đóng vai trò quan trọng làm tăng động cơ học tập, khích lệ học sinh, đồng thời tạo sự hứng thú để phát triển cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc viết. Nhiều trò chơi còn giúp cho giáo viên tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó, Tiếng Anh được thực hành rất hữu dụng và thực tiễn, thêm vào đó, giúp học sinh mở rộng phát triển vốn từ vựng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, công nghệ ở mỗi trình độ khác nhau.


Dạy học tiếng Anh theo định hướng giáo dục STEM
HS Trường THCS Nguyễn Minh Nhựt, Bạc Liêu trong tiết học tiếng Anh

Đa dạng hoá hình thức lẫn phương pháp học


Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì việc giáo dục không còn bị giới hạn trong bốn bức tường truyền thống nữa. Khái niệm “lớp học không tường” dần được đón nhận và triển khai thực hiện tại nhiều trường học. Qua đó, học sinh sẽ học tập, nêu ý kiến, suy nghĩ và trao đổi một cách chủ động thông qua các phương tiện ứng dụng trực tuyến như Facebook, Twitter…

Bài tập về nhà của các em sẽ được nộp trực tuyến thông qua các phần mềm quản lý như Dropbox hoặc Schoology. Giáo viên sẽ cập nhật liên tục, giúp học sinh nắm bắt các nội dung quan trọng của bài học cũng như nhận xét và chấm điểm bài tập cho các em.

Tuy nhiên, để triển khai thực hiện trên quy mô số lượng lớn học sinh, các em cần được hướng dẫn cụ thể về sử dụng các phần mềm trực tuyến, tạo tài khoản cá nhân và cách sử dụng mạng xã hội ở khía cạnh tích cực nhằm phục vụ mục đích học tập.

Giáo dục STEM mang lại cơ hội mới mẻ, tạo điều kiện tốt cho học sinh thể hiện và khẳng định mình qua các dự án học tập, thiết kế sơ đồ tư duy, thể hiện sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ, mang lại những sản phẩm đầy sáng tạo của học sinh trong thời buổi công nghệ mới. Qua đó, giáo viên sẽ đánh giá năng lực, sự sáng tạo của các em qua những gì các em thể hiện, mà không chỉ dừng lại ở các bài kiểm tra trên giấy.           

Nhìn chung, việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy ngoại ngữ nhằm mục đích chủ yếu trang bị cho học sinh vốn kiến thức rộng, các kỹ năng cần thiết để làm việc và phát triển trong môi trường công nghệ hiện đại ngày nay.

Giáo dục STEM lồng ghép các bài học trong thế giới thực tiễn mà ở đó học sinh có thể áp dụng các kiến thức thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào việc xử lí và giải quyết vấn đề bài học. Qua đó, giúp kết nối giữa trường học với cộng đồng và thế giới, từ đó phát triển năng lực và tính tư duy sáng tạo của người học.
>> Nguồn: Vũ Thị Huyền Trang (GV Trường THCS Hoàng Văn Thụ - quận 10, TPHCM)

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Kể từ năm 2019, thi THPT quốc gia sẽ chấm theo cụm

Theo tiết bộ của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ , kể từ năm 2019, đối với môn trắc nghiệm, sau khi các thí sinh thi xong, quét và chấm thi theo cụm để không tạo áp lực cho các địa phương.


Kể từ năm 2019, thi THPT quốc gia sẽ chấm theo cụm



Tại phiên giải trình về thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức, nhiều đại biểu băn khoăn về tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia hiện nay.

Cụ thể, Đại biểu Lưu Thành Công – đoàn tỉnh Vĩnh Long cho biết hiện nay có một bộ phận cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét bỏ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; Thay vào đó là xét tốt nghiệp trung học phổ thông bằng một quy chế chặt chẽ được áp dụng thống nhất trên cả nước.

Theo vị đại biểu này, áp lực kỳ thi quốc gia lên học sinh vẫn còn khá lớn, tỷ lệ tốt nghiệp  lại đạt gần đến ngưỡng. Trong khi đó, Việt Nam lại đang làm quy trình ngược là thi đại học để xét tốt nghiệp trung học phổ thông.

Đồng quan điểm này, Đại biểu Chu Lê Trinh - đoàn Lai Châu cho hay, qua ba năm tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia, kết quả trên 97% đỗ tốt nghiệp.

Đại biểu Chu Lê Trinh đặt câu hỏi: Có cần thiết tổ chức thi tốt nghiệp nữa không? Tại sao thi tốt nghiệp lại chung đề với đại học. Cơ sở pháp lý của việc chung đề này ra sao?

Trả lời vấn đề này tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng Bộ đã có nghiên cứu thực tiễn và tham khảo các nước trên thế giới.

Hiện nay thi trung học phổ thông quốc gia vẫn rất nhiều nước thực hiện. Thi không phải chỉ để công nhận tốt nghiệp mà qua kỳ thi đó để kiểm tra nội dung, phương pháp, chất lượng dạy học ở phổ thông ra sao, có cần điều chỉnh không. Đồng thời sẽ đảm bảo được chất lượng đồng đều trên phạm vi toàn quốc.

Lý giải tỷ lệ tốt nghiệp cao, Bộ trưởng Nhạ cho biết có nhiều nguyên nhân. Trong đó có lý do là vẫn dùng điểm thi kết hợp với điểm học bạ lớp 12 để xét tốt nghiệp trung học phổ thông.

“Từng bước, Bộ sẽ phải tiến tới giảm tỷ lệ điểm học bạ để làm sao ý nghĩa của kỳ thi phải thực sự trở về đúng bản chất, thực chất” – Bộ trưởng Nhạ nói.

Để tiếp tục hoàn thiện kỳ thi trung học phổ thông quốc gia từ năm 2019, Bộ trưởng Nhạ tiết lộ, đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng 3 nhóm giải pháp.

Thứ nhất, tăng số lượng câu hỏi chuẩn hóa, bài thi chuẩn hóa phải đảm bảo tốt hơn và theo mục tiêu đây là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

Những kiến thức, phẩm chất, kỹ năng cần đạt được của bậc trung học phổ thông phải được thể hiện ở các câu hỏi này vừa đảm bảo tính sát, trúng và mỗi năm đề một tốt hơn.

Còn các trường đại học, cao đẳng có sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển hay không thì đó là quyền của nhà trường.

Thứ hai, quản lý kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thông qua các phần mềm để tiếp tục khắc phục những lỗ hổng.

Thứ ba, khâu tổ chức thi phải quán triệt, tăng cường giám sát, nâng cao vai trò trách nhiệm của địa phương cũng như các bộ, ngành liên quan đặc biệt là giám thị để mỗi người tự ý thức hết trách nhiệm của mình.

“Đối với môn trắc nghiệm, sau khi các thí sinh thi xong, sẽ tiến hành quét và chấm thi theo cụm, như vậy để không tạo áp lực cho các địa phương nữa. Ngay cả môn tự luận, chúng tôi cũng tính đến hình thức chấm chéo để làm sao tính minh bạch, khách quan của kỳ thi cao lên”, Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh. 

>> Nguồn: Giáo dục Việt Nam

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Cách ra đề thi THPT quốc gia không đánh đố, phân loại rõ thí sinh

Dưới đây sẽ là quan điểm của Thầy giáo Phạm Xuân Anh (giáo viên môn Toán THPT) về việc ra đề thi THPT quốc gia.

Cách ra đề thi THPT quốc gia không đánh đố mà vẫn phân loại thí sinh

 
Đề Toán vào ĐH Y Hà Nội năm 2000 toàn câu trong sách giáo khoa, mang tính lý thuyết, nhưng để làm được thí sinh cần hiểu sâu kiến thức.

Với tư cách là một giáo viên môn Toán THPT, qua đề thi môn Toán THPT quốc gia vừa rồi, tôi xin đưa ra thêm một góc nhìn về chuyện ra đề thi. Để nói về việc ra đề thi, ở đây minh họa bằng đề thi môn Toán, tôi xin kể hai câu chuyện:

Năm thứ nhất của sinh viên Khoa Toán, Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) có môn Đại số đại cương. Đây là môn học khó vì rất trừu tượng. Năm đó thầy dạy lớp chúng tôi là một giáo sư Toán nổi tiếng. Ngoài việc giảng dạy ở Việt Nam, thầy còn tham gia giảng dạy tại một trường đại học lớn tại Nhật Bản. Khi học rất khó nhưng khi thầy ra đề thi thì lại có vẻ... đơn giản: toàn nêu định nghĩa, chứng minh định lý rồi áp dụng để giải bài tập.

Tuy nhiên, vấn đề chính lại ở đó. Muốn làm được bài, sinh viên phải hiểu sâu vấn đề. Nếu học gạo, học mì ăn liền, chỉ cần nhớ công thức rồi áp dụng vào giải các bài tập thì sẽ không thể làm được, nghĩa là đề thi kiểu này hoàn toàn không hề đơn giản. Trong đề thi có câu, đại ý: "Hãy định nghĩa phần tử trung hòa của một không gian toán E. Ký hiệu phần tử trung hòa là 0, dùng định nghĩa để chứng minh rằng a*0 = 0; a + 0 = a với a thuộc E".

Ở đây có một chút về chuyên môn nghe có vẻ khó hiểu, nhưng thực tế cũng không đến nỗi khó hiểu lắm. Số 0 chẳng hạn, chúng ta vẫn dùng một cách tự nhiên, nhưng với những người nghiên cứu Toán thì cần phải định nghĩa rồi mới được sử dụng. Ví dụ, cụ thể để minh họa cho điều này thì số 0 là một phần tử trung hòa trên tập hợp số tự nhiên, hiển nhiên a + 0 = a; a * 0 = 0 với bất cứ số tự nhiên a nào.

Câu hỏi này nghe thì đơn giản nhưng lại rất bất ngờ và khó với đa số sinh viên lớp chúng tôi. Nếu như áp dụng ngay công thức thì sẽ có ngay kết quả a + 0 = a; a * 0 = 0. Tuy nhiên, để xây dựng công thức này, tức là hiểu thật sâu vấn đề thì không hề đơn giản.

Trong đề thi còn nhiều câu khác hoàn toàn trong những phần đã học, không đánh đố. Nhưng như đã nói ở trên, để làm được thì sinh viên phải hiểu rất sâu vấn đề, tức là phải chịu học, chịu khó tìm tòi. Kết quả là số sinh viên lớp chúng tôi bị rớt môn này rất cao, chiếm đến 2 phần 3.

Qua thời gian chúng tôi nhận thấy rằng những người điểm tốt môn này là những người thành công trong cuộc sống sau này: ở nước ngoài nhiều người là giáo sư, tiến sĩ tại những trường đại học hàng đầu của Mỹ, Pháp, Nhật; ở trong nước thì có người làm chủ doanh nghiệp, có tài sản rất lớn dù tuổi đời còn trẻ.



Câu chuyện thứ hai là những năm trước khi các trường đại học tổ chức đề thi riêng biệt thì đề thi của Đại học Y Hà Nội là một trong những đề thi khó nhất. Đề thi Toán năm 2000 của trường này toàn là những câu trong sách giáo khoa, mang tính lý thuyết. Tuy vậy để làm được thí sinh cần hiểu rất sâu kiến thức. Trong đề thi có câu: "Hãy tính đạo hàm theo định nghĩa của hàm số y = 2000 mũ x", hiển nhiên là hoàn toàn trong sách giáo khoa, không đánh đố, không cần... đi học thêm vẫn có thể làm được.

Tuy nhiên lại không hề đơn giản như vậy. Nếu áp dụng công thức thì chỉ đúng một dòng. Nhưng ở đây không được áp dụng mà phải xây dựng công thức đó, tức là cần hiểu rất sâu vấn đề. Và chỉ những thí sinh với tư duy sâu sắc, suy luận logic... mới có thể giải được. Kết quả là sinh viên Y Hà Nội thường là những thí sinh giỏi nhất như chúng ta thấy.


Trở lại vấn đề về đề thi Toán THPT quốc gia năm học 2018-2019 vừa qua, dù kỳ thi đã diễn ra được mấy tháng nhưng dư âm về độ khó, nhiều câu mang tính đánh đố của đề thi môn Toán vẫn còn nóng.



Cách ra đề thi THPT quốc gia không đánh đố, phân loại rõ thí sinh
Thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm học 2018-2019


Qua hai câu chuyện trên, tôi muốn đưa ra một góc nhìn của mình về chuyện ra đề thi. Không cần phải đánh đố, không cần cao siêu, chỉ cần trong sách giáo khoa với những câu hỏi kiểu: chứng minh lại định lý; giải bài toán theo định nghĩa, giải bài tập trong bài đọc thêm... thì chúng ta vẫn có thể tuyển chọn được những thí sinh có lực học tốt, đồng thời vẫn có thể phân loại thí sinh được vì người giỏi thực sự cần phải hiểu sâu sắc vấn đề. Ở Khoa Toán, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), những người dạy lý thuyết Toán đều là những giáo sư, tiến sĩ Toán nổi tiếng, dạy bài tập thường là những trợ giảng.

Với đề thi hoàn toàn trong sách giáo khoa thì tình trạng học thêm, dạy thêm sẽ hạn chế rất nhiều (mà nếu có thì học sinh sẽ được học kỹ về định nghĩa, định lý trong sách giáo khoa, tức là sẽ hiểu sâu kiến thức gốc chẳng phải là tốt lắm sao). Điều quan trọng hơn là giúp học sinh chúng ta phải hiểu sâu kiến thức Toán phổ thông, gốc của mục đích giảng dạy môn Toán cho học sinh phổ thông.

Khi hiểu sâu sắc kiến thức Toán phổ thông, học sinh sẽ có tư duy logic, suy luận sắc bén, giúp các em có nền tảng, kỹ năng tốt để bước vào đời. Ngoài chuyện ra đề thi quốc gia thì còn có những đề 15 phút, một tiết, học kỳ..., việc ra đề thi hoàn toàn trong sách giáo khoa để vừa giúp học sinh hiểu sâu vấn đề, vừa có thể phân loại học sinh là hoàn toàn có thể được. Điều này không chỉ đúng với riêng môn Toán mà các môn khác cũng vậy!

>> Nguồn: Phạm Xuân Anh (VnExpress)


Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

ĐHQG Hà Nội đứng thứ 502 toàn cầu về lĩnh vực Vật lý


Báo Tin tức Hoa Kỳ (US News) vừa công bố bảng xếp hạng các trường ĐH tốt nhất toàn cầu, theo đó ĐHQG Hà Nội là cơ sở giáo dục ĐH duy nhất của Việt Nam được xếp hạng, đứng thứ 502 toàn cầu về Vật lý. 

ĐHQG Hà Nội đứng thứ 502 toàn cầu về lĩnh vực Vật lý
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Báo Mỹ xếp hạng lĩnh vực Vật lý của ĐHQG Hà Nội đứng thứ 502 toàn cầu
Báo Tin tức Hoa Kỳ vừa công bố bảng xếp hạng các trường ĐH tốt nhất toàn cầu (Best Global Universities rankings) lần thứ 5 năm 2018. Theo đó, ĐHQG Hà Nội là cơ sở giáo dục ĐH duy nhất của Việt Nam có lĩnh vực Vật lý được xếp hạng, đứng thứ 502 toàn cầu.

Phương pháp xếp hạng của bảng xếp hạng các trường ĐH tốt nhất toàn cầu gồm 13 tiêu chí gồm: Uy tín nghiên cứu toàn cầu (trọng số 12,5%); Uy tín nghiên cứu khu vực (trọng số 12,5%); Công bố khoa học (trọng số 10%); Sách (2,5%), Hội thảo (2,5%); Tác động của trích dẫn chuẩn hóa (10%), tổng số trích dẫn (10%); Số công bố khoa học thuộc top 10% được trích dẫn nhiều nhất (12,5%); Tỷ lệ phần trăm của tổng số công bố khoa học thuộc top 10% được trích dẫn nhiều nhất (10%); Hợp tác quốc tế (5%); Tỷ lệ phần trăm công bố từ hợp tác nghiên cứu (5%); Số công bố có trích dẫn nhiều nhất trong số 1% được trích dẫn nhiều nhất của lĩnh vực khoa học (5%); Tỷ lệ phần trăm số công bố thuộc top 1% công bố được trích dẫn nhiều nhất (5%).

ĐHQG Hà Nội đứng thứ 502 toàn cầu về lĩnh vực Vật lý
Khoa Vật lý - Đại học Quốc gia Hà Nội

Kết quả xếp hạng lĩnh vực Vật lý của Việt Nam theo các tiêu chí trên như sau, Uy tín nghiên cứu Vật lý khu vực (Physics regional research reputation) có thứ hạng 62, Tỷ lệ công bố Vật lý từ hợp tác nghiên cứu (Physics percentage of total publications with international collaboration) có thứ hạng 83, các tiêu chí khác được xếp từ vị trí 252 – 696, trong đó uy tín nghiên cứu Vật lý toàn cầu có thứ hạng 472.

Báo Mỹ xếp hạng lĩnh vực Vật lý của ĐHQG Hà Nội đứng thứ 502 toàn cầu
Sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội thực hành
Cũng theo bảng xếp hạng này, trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan có ĐH Mahidol được xếp thứ 494, ĐH Chulalonkorn được xếp thứ 548 toàn cầu trong số 9 cơ sở giáo dục ĐH được US NEWS xếp hạng; Malaysia có ĐH Malaya với thứ hạng 266 trong số 8 cơ sở giáo dục được xếp hạng.
Bảng xếp hạng các trường ĐH tốt nhất toàn cầu đánh giá 1.372 trường ĐH và xếp hạng 1.250 trường ĐH từ 75 quốc gia, dựa trên cơ sở dữ liệu của Hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học ISI, hiện nay được duy trì bởi Clarivate Analytics (trước đây là phần kinh doanh Sở hữu Trí tuệ và Khoa học của Thomson Reuters).

Thanh Hùng (Vietnamnet)

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

Việt Nam giữ vị trí trung bình trên bảng xếp hạng các quốc gia về kỹ năng tiếng Anh


Việt Nam xếp thứ 41/88 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng đánh giá kỹ năng tiếng Anh của những người trưởng thành trên toàn cầu do Tổ chức giáo dục Education First (EF) vừa công bố tại Thụy Sĩ

Bảng xếp hạng dựa trên cơ sở dữ liệu 1,3 triệu người sử dụng tiếng Anh là ngoại ngữ trên 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 8 quốc gia so với năm 2017.

Năm nay có 88 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng, tăng 8 quốc gia so với năm 2017.

Việt Nam xếp thứ 41/88 với chỉ số thông thạo Anh ngữ ở mức trung bình (năm 2017 Việt Nam xếp thứ 34/80 quốc gia), xếp trên Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia... Trong số 21 quốc gia của Châu Á, Việt Nam xếp thứ 7, sau Singapore, Philipines, Malaysia, Ấn Độ, Hongkong, Hàn Quốc (trừ Hàn Quốc, các quốc gia này đều dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2).

Điểm trung bình của người dự thi bài thi EPI của Việt Nam là 53,12 (năm 2017 là 53,43) - đang ở mức trung bình.

Từ năm 2017 về trước số thí sinh dự thi bài thi này thuộc Hà Nội và TP HCM, năm nay số thí sinh dự thi mở rộng ra thêm Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. Nếu chỉ xét các thí sinh ở Hà Nội và TP HCM như năm 2017 thì điểm trung bình tăng từ 54,6 lên 55,45. Từ năm 2011 đến nay, điểm chỉ số thông thạo Anh ngữ của EF đối với Việt Nam ở xu hướng tăng dần.

Cũng theo bảng xếp hạng này, Thụy Điển xếp hạng cao nhất về chỉ số thông thạo Anh ngữ. Hà Lan xếp vị trí thứ hai.

Theo báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm nay, Châu Âu vẫn dẫn đầu thế giới về mức độ thông thạo Anh ngữ, với 8/10 quốc gia dẫn đầu bảng xếp hạng.

Singapore trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên lọt vào top 3 bảng xếp hạng. Tuy nhiên, các quốc gia trong châu Á có sự phân hóa lớn về trình độ.  Việt Nam xếp thứ 7 trong tổng số 21 quốc gia châu Á tham gia khảo sát.

Châu Phi thể hiện sự tiến bộ về sự thông thạo Anh ngữ hơn những châu lục khác, với Algeria, Ai Cập và Nam Phi tăng từ 2 điểm trở lên.

Châu Mỹ La Tinh là châu lục duy nhất có chỉ số thông thao Anh ngữ giảm nhẹ. Điểm số giữa các quốc gia khá đồng đều, chỉ có khoảng cách nhỏ giữa các quốc gia trong khu vực.

 
viet nam giu vi tru trung binh tren bang xep hang cac quoc gia ve ky nang tieng anh
Bảng xếp hạng mức độ thành thạo tiếng Anh giữa các quốc gia châu Á

Theo đánh giá của EF, đối với Việt Nam, giai đoạn từ 2011 đến 2015, mức tăng trưởng rõ rệt qua từng năm và Việt Nam đã đi từ mức “Rất thấp” tới “Thấp” và giữ ở mức độ “Trung bình” từ năm 2016.

Trong năm 2018, báo cáo mở rộng phạm vi đánh giá trên 5 tỉnh thành (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ) thay vì 2 thành phố (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) như các năm trước.

viet nam giu vi tri trung binh tren bang xep hang cac quoc gia ve ky nang tieng anh
Xếp hạng trung bình của VN từ 2011 -2018 và trình độ theo tỉnh thành từ 2014-2018


Và nếu so sánh trên cùng phạm vi ( Hà Nội và TP.HCM) so với năm 2017, mức độ thông thạo Tiếng Anh của Việt Nam tăng từ 54.6 lên 55.45 điểm.  Điều này cho thấy đã có sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh ở Việt Nam năm nay so với năm trước.
Theo bà Cao Phương Hà, Giám đốc điều hành EF Việt Nam, giáo dục Việt Nam đã có những đổi mới về chính sách và phương thức triển khai, tuy nhiên để nâng cao hơn trình độ Anh ngữ cần tiếp tục đổi mới tích cực hơn nữa trong những năm tiếp theo. Bà nhấn mạnh rằng việc đào tạo ngôn ngữ cần hướng đến mục tiêu cao nhất là người học có thể làm chủ ngôn ngữ chứ không phải là điểm số hay thành tích đơn thuần.

>> Nguồn: Thanh Hùng (Báo Vietnamnet)