Việt Nam xếp thứ 41/88 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng
xếp hạng đánh giá kỹ năng tiếng Anh của những người trưởng thành trên toàn cầu
do Tổ chức giáo dục Education First (EF) vừa công bố tại Thụy Sĩ
Bảng xếp hạng dựa trên cơ sở dữ liệu 1,3 triệu người sử dụng
tiếng Anh là ngoại ngữ trên 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 8 quốc gia so với
năm 2017.
Năm nay có 88 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng,
tăng 8 quốc gia so với năm 2017.
Việt Nam xếp thứ 41/88 với chỉ số thông thạo Anh ngữ ở mức
trung bình (năm 2017 Việt Nam xếp thứ 34/80 quốc gia), xếp trên Trung Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia... Trong số 21 quốc gia của Châu Á, Việt
Nam xếp thứ 7, sau Singapore, Philipines, Malaysia, Ấn Độ, Hongkong, Hàn Quốc
(trừ Hàn Quốc, các quốc gia này đều dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2).
Điểm trung bình của người dự thi bài thi EPI của Việt Nam là
53,12 (năm 2017 là 53,43) - đang ở mức trung bình.
Từ năm 2017 về trước số thí sinh dự thi bài thi này thuộc Hà
Nội và TP HCM, năm nay số thí sinh dự thi mở rộng ra thêm Đà Nẵng, Hải Phòng và
Cần Thơ. Nếu chỉ xét các thí sinh ở Hà Nội và TP HCM như năm 2017 thì điểm
trung bình tăng từ 54,6 lên 55,45. Từ năm 2011 đến nay, điểm chỉ số thông thạo
Anh ngữ của EF đối với Việt Nam ở xu hướng tăng dần.
Cũng theo bảng xếp hạng này, Thụy Điển xếp hạng cao nhất về
chỉ số thông thạo Anh ngữ. Hà Lan xếp vị trí thứ hai.
Theo báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm nay,
Châu Âu vẫn dẫn đầu thế giới về mức độ thông thạo Anh ngữ, với 8/10 quốc gia dẫn
đầu bảng xếp hạng.
Singapore trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên lọt vào top 3 bảng
xếp hạng. Tuy nhiên, các quốc gia trong châu Á có sự phân hóa lớn về trình độ. Việt Nam xếp thứ 7 trong tổng số 21 quốc gia
châu Á tham gia khảo sát.
Châu Phi thể hiện sự tiến bộ về sự thông thạo Anh ngữ hơn những
châu lục khác, với Algeria, Ai Cập và Nam Phi tăng từ 2 điểm trở lên.
Châu Mỹ La Tinh là châu lục duy nhất có chỉ số thông thao
Anh ngữ giảm nhẹ. Điểm số giữa các quốc gia khá đồng đều, chỉ có khoảng cách nhỏ
giữa các quốc gia trong khu vực.
Theo đánh giá của EF, đối với Việt Nam, giai đoạn từ 2011 đến
2015, mức tăng trưởng rõ rệt qua từng năm và Việt Nam đã đi từ mức “Rất thấp” tới
“Thấp” và giữ ở mức độ “Trung bình” từ năm 2016.
Trong năm 2018, báo cáo mở rộng phạm vi đánh giá trên 5 tỉnh
thành (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ) thay vì 2 thành
phố (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) như các năm trước.
Xếp hạng trung bình của VN từ 2011 -2018 và trình độ theo tỉnh thành từ 2014-2018 |
Và nếu so sánh trên cùng phạm vi ( Hà Nội và TP.HCM) so với
năm 2017, mức độ thông thạo Tiếng Anh của Việt Nam tăng từ 54.6 lên 55.45 điểm. Điều này cho thấy đã có sự tiến bộ trong việc
học tiếng Anh ở Việt Nam năm nay so với năm trước.
Theo bà Cao Phương Hà, Giám đốc điều hành EF Việt Nam, giáo
dục Việt Nam đã có những đổi mới về chính sách và phương thức triển khai, tuy
nhiên để nâng cao hơn trình độ Anh ngữ cần tiếp tục đổi mới tích cực hơn nữa
trong những năm tiếp theo. Bà nhấn mạnh rằng việc đào tạo ngôn ngữ cần hướng đến
mục tiêu cao nhất là người học có thể làm chủ ngôn ngữ chứ không phải là điểm số
hay thành tích đơn thuần.
>> Nguồn: Thanh
Hùng (Báo Vietnamnet)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét